Đầu tư công là gì? Các đặc điểm, nguyên tắc đầu tư công

Là một công dân thời đại công nghệ số chúng ta cần quan tâm đến đầu tư công. Vậy đầu tư công là gì? Đây là một khoản chi tiêu của chính phủ về các công trình phục vụ cho đời sống xã hội của người dân. Lingo sẽ cùng bạn tìm hiểu về đầu tư công và các vấn đề liên quan đến đầu tư công để chúng ta có thể thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" các khoản chi têu của chính phủ rõ hơn nhé.

1. Đầu tư công là gì?

Đầu tư công là gì?
Theo bạn đầu tư công là gì? Có thể hiểu đơn giản đầu tư công là đầu của nhà nước vào các dự án. Theo luật quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019 : “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật đầu tư công".  Như vậy, đầu tư công là khoản đầu tư của nhà nước và nguồn vốn được lấy ra từ ngân sách nhà nước. Nguồn tiền này chủ yếu đầu tư cho các dự án về xây dựng cấu trúc cơ sở hạ tầng và và các chương trình để phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

2. Vốn đầu tư công là gì? Các loại nguồn vốn đầu tư công

Vốn đầu tư công là gì? 

Vốn đầu tư công là gì
"Theo khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019", vốn đầu tư công bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. Vậy ta có thể hiểu vốn đầu tư công là nguồn vốn được trích từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn thu nhập hợp pháp khác của nhà nước dùng để đầu tư vào các dự án hoặc các chương trình theo quy định của pháp luật.

Các loại nguồn vốn đầu tư công 

Sau khi đã hiểu được khái niệm vốn đầu tư công chúng ta sẽ tìm hiểu xem có bao nhiêu lại nguồn vốn đầu tư công. Vốn đầu tư công có 5 loại là: Đây là nguồn vốn được lấy hay còn gọi là giải ngân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các chương trình để phát triển kinh tế xã hội, nguồn vốn này được lấy từ ngân sách nhà nước. Đây là nguồn vốn đầu tư không thu hồi hoặc sẽ thu hồi chậm. Các bộ, ngành, địa phương sẽ là nơi được tiếp nhận nguồn vốn này. Đây là nguồn vốn được quyết định bởi chính phủ nhà nước và đến từ các chương trình hỗ trợ đầu tư quốc gia. Đây là nguồn vốn được chính phủ sẽ cho vay để đầu tư nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định của địa phương hoặc quốc gia, thường là các dự án ưu tiên nằm trong các mục tiêu. Mức lãi suất của nguồn vốn này bằng với mức lãi suất vốn ODA hay nguồn vốn tự do. Nguồn vốn này đến từ các khoản thu của doanh nghiệp, vốn vay do nhà nước bảo lãnh của doanh nghiệp và nguồn vốn được giải ngân từ ngân sách nhà nước cấp cho doanh nghiệp, tất cả những nguồn vốn kể trên được gọi là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Đây là một trong những cách để đẩy mạnh sự phá triển của kinh tế đất nước. Ngoài các nguồn vốn trong nước chẳng hạn như ngân sách nhà nước, tín dụng đầu tư thì các nguồn vốn vay trong nước và nước ngoài cũng rất cần thiết để thực hiện các dự án. Nguồn vốn trong nước bao gồm trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ (Phiếu ngoại tệ, phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng,..). Đây là nguồn vốn vay cần thiết đối với những dự án đầu tư trong nước.

3. Đặc điểm của đầu tư công là gì?

Hoạt động đầu tư này hoàn toàn được thực hiển bởi nhà nước. Từ các chủ trương, kế hoạch, phê duyệt đến việc ra quyết định đầu tư, tổ chức và quản lý đầu tư đều do nhà nước quyết định. Các dự án đầu tư sẽ được thực hiện thông qua việc đấu thầu. Các dự án đầu tư có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các hoạt động đầu tư công bị chi phối bởi nguồn vốn là chủ yếu. Nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư công bao gồm có: ngân sách nhà nước, nguồn gốc vốn từ ngân sách; khoản tín dụng đầu tư của Nhà nước; khoản vay nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương…

4. Đối tượng và dự án đầu tư công

Theo "Luật Đầu tư công năm 2019" có sau đối tượng đầu tư công như sau: - Thứ nhất: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. - Thứ hai: Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. - Thứ ba: Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội. - Thứ tư: Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư. - Thứ năm: Đầu tư lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. - Thứ sáu: Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trên đây chính là sau đối tượng dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật. Ngoài ra những đối tượng này vẫn có quy định cụ thể trong luật đầu tư công.

5. Nguyên tắc quản lý đầu tư công?

Nguyên tắc quản lý đầu tư công
Theo "điều 12 Luật đầu tư công năm 2019" quy định về nguyên tắc quản lý đầu tư công gồm những nội dung cơ bản sau: - Nguyên tắc đầu tiên vô cùng quan trọng đó là việc quản lý đầu tư công cần tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định khác có liên quan. - Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Bản chất của đầu tư công chính là hoạt động đầu tư của Nhà nước và ngân sách Nhà nước là nguồn vốn chủ yếu. Các nguyên tắc trên được ban hành để đảm bảo hiệu quả của nguồn vốn đầu tư đúng vai trò, mục đích ban đầu được đề ra. Đảm bảo được trách nhiệm và quyền hạn của nhà nước, các cá nhân tổ chức có liên quan. - Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí. - Nguyên tắc cuối cùng đó là cần bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công Cần phải đảm bảo sự minh bạch, các nguyên tắc và tuân thủ pháp luật cũng như các tiêu chí khác trong quy định của luật đầu tư công. - Luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào những dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và cung cấp dịch vụ công.

6. Các loại đầu tư công hiện nay?

Các loại đầu tư công
Tùy thuộc vào các tiêu chí để chia đầu tư công thành các loại như sau. Các hoạt đậu hỗ trợ, đầu tư vào các công trình và dự án để phát triển kinh tế xã hội có sử dụng vốn nhà nước đều được gọi là đầu tư công. Trong đầu tư cồn vốn nhà nước gồm có vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Vốn nhà nước trong đầu tư công gồm có vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; vốn tín dụng được Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư doanh nghiệp nhà nước.vốn huy động được từ trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương, công trái của quốc gia Theo tiêu chí này đầu tư công được chia thành thành 05 loại đầu tư sử dụng: - Vốn ngân sách nhà nước (gồm có cả vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước) - Vốn từ nguồn gốc ngân sách - Vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) - Vốn vay có sự bảo lãnh của Chính phủ và chính quyền địa phương. - Vốn hỗn hợp Tùy thuộc vào tính chất đầu tư của từng dự án mà có thể chia đầu thư công theo dự án thành 2 loại: - Theo dự án có xây dựng công trình - Theo dự án không có xây dựng công trình. Căn cứ vào mục tiêu và phạm vi đầu tư mà đầu tư công được chia thành 02 loại: - Đầu tư công vào những hoạt động không có khả năng hoàn vốn.  Đây là loại hình đầu tư vì mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, hình thành cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nhằm hỗ trợ, phát triển, kích thích thu hút những nguồn vốn khác. - Đầu tư công vào các dự án vì lợi nhuận. Đầu tư các dự án và thành lập doanh nghiệp Nhà nước thực hiện dự án đầu tư công; đầu tư vào các chương trình, dự án với mục đích kinh doanh; đầu tư qua các tổ chức kinh tế do Nhà nước lập ra.

7. Vai trò của đầu tư công với nền kinh tế Việt Nam

Việc phát triển vốn đầu tư công chính là động lực để chúng ta phát triển kinh tế - xã hội . Từ đó, sẽ tăng mức độ tăng trưởng đấy mạnh việc nâng cao đời sống của người dân. Đầu tư công sẽ đóng góp trực tiếp vào GDP và tạo ra được những tín hiệu tích cực để đầu tư tư nhân phát triển nhiều hơn nhờ vào hệ thống cơ sở hạ tầng, hay định hướng phát triển ngành thông qua việc ưu tiên đầu tư vào ngành trọng điểm. Ngoài ra, khi hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, các hoạt động đầu tư cho giáo dục được nâng cao thì nguồn lực đầu ra được đảm bảo chất lượng hơn thúc đẩy mạnh đến phát triển kinh tế. Hiện nay nhà nước đang tập trung cho đầu tư công để đảm bảo cuộc sống người dân và những người đang sinh sống tại Việt Nam. Nguồn vốn chủ yêu cho đầu tư công hiện nay đến từ ngân sách nhà nước.

8. Các mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam hiện nay

Các mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam
Dưới đây là danh sách 20 mã cổ phiếu đầu tư công tại Việt Nam.
STT Doanh Nghiệp Sàn
1 CTCP Xây dựng 47 HSX C47
2 CTCP Tập đoàn CIENCO4 UPCOM C4G
3 CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh HSX CII
4 CTCP Xây dựng COTECCONS HSX CTD
5 CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO HSX CTI
6 Tổng CTCP Công trình Viettel HSX CTR
7 CTCP Tập đoàn Đạt Phương HSX DPG
8 CTCP Tập đoàn Everland HSX EVG
9 CTCP FECON HSX FCN
10 Tổng công ty cổ phần G36 UPCOM G36
11 CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình HSX HBC
12 CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả HSX HHV
13 CTCP Xây lắp Thừa Thiên Huế HSX HUB
14 CTCP Tasco HNX HUT
15 CTCP Hưng Thịnh Incons HSX HTN
16 CTCP Licogi 16 HSX LCG
17 CTCP Đầu tư MST HNX MST
18 CTCP Tập đoàn đầu tư Din Capital HNX PDB
19 CTCP SCI HNX S99
20 CTCP SCI E&C HNX SCI
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn về những đặc điểm về vốn đầu tư công và giúp bạn nắm được khái niệm vốn đầu tư công là gì? Sự tăng trưởng kinh tế được quan niệm đó là gia tăng về quy mô nền kinh tế trong thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư công là điều kiện hàng đầu trong việc phát triển , tăng trưởng của mỗi quốc gia. Đối với những quốc gia kém phát triển để có tốc độ phát triển mạnh mẽ và vượt bậc cần có số vốn lớn. Điều này khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư công trong việc tăng trưởng, phát triển của mỗi đất nước, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc. Vì sao bạn cần phải cần quan tâm đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc?