Sổ tiết kiệm là gì? 3 cách gửi tiết kiệm sinh lời an toàn

Khi bạn có kinh tế dư dả và không giỏi về kinh doanh đầu tư thì gửi tiết kiệm là một giai pháp an toàn nhất cho chúng ta. Sổ tiết kiệm nào an toàn và sinh lời tốt nhất cho chúng ta? Lingo sẽ đưa ra những thông tin cho các bạn tham khảo về sổ tiết kiệm giúp các bạn có thêm thông tin tham khảo tại bài viết này nhé.

1. Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm là gì
Khi bạn có một số tiền nhàn rỗi chưa cần dùng đến bạn và bạn đồng ý gửi tiết kiệm vào ngân hàng khi đó bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận hay còn được gọi là sổ tiết kiệm từ ngân hàng. Sổ tiết kiệm là gì, nó được hiểu đơn giản là một giấy chứng nhận bạn đã gửi số tiền của mình tại ngân hàng, bạn sẽ là người nhận được mức lãi suất được áp dụng với khoản tiền tiết kiệm trên. Các thông tin bắt buộc phải có bao gồm thông tin cá nhân (họ, tên, ngày tháng năm sinh), số tiền đã gửi, lãi suất, kỳ hạn tiền gửi,...

2. Tại sao nên mở sổ tiết kiệm? 

Khi bạn hiểu được sổ tiết kiệm là gì thì chắc hẳn bạn nghĩ tại sao nên mở sổ tiết kiệm đúng không. Có rất nhiều lý do để bạn cần có nó cho mình
Lý do nên mở sổ tiết kiệm
Việc mở sổ tiết kiệm ngày càng trở nên phổ biến bởi những lý do trên. Ngày nay có rất nhiều cách để làm  từ trực tiếp đến trực tuyến của hầu hết các ngân hàng trên thị trường.

3. Phân loại các loại sổ tiết kiệm hiện nay. 

Phân loại sổ
Có nhiều cách để phân loại sổ tiết kiệm nhưng hiện nay hai cách để phân biệt được dùng phổ biến nhất đó là dựa vào hình thức hoặc kỳ hạn của sổ tiết kiệm.

3.1. Dựa vào hình thức

Có 02 loại hình thức mở sổ tiết kiệm là sổ tiết kiệm truyền thống và online
Đặc điểm Sổ tiết kiệm truyền thống Sổ tiết kiệm online
Hình thức mở Khi gửi tiết kiệm bạn cần đến trực tiếp ngân hàng để làm thủ tục. Làm sổ tiết kiệm thông qua banking của ngân hàng.
Điều kiện Tùy thuộc vào từng ngân hàng sẽ có những yêu cầu khác nhau thường là giấy tờ cơ bản như CMND/CCCD Khách hàng phải có tài khoản giao dịch trực tuyến của ngân hàng.
Thời gian tiếp nhận Trong giờ hành chính theo lịch của ngân hàng Thực hiện bất kỳ thời điểm nào
Tính bảo mật An toàn, bảo mật cao Sử dụng mật khẩu/ vân tay/ Face ID và mã OTP để xác thực
Mức lãi suất Thấp hơn Cao hơn
Tất toán Tại phòng giao dịch của ngân hàng Mọi lúc mọi nơi qua thao tác online

3.2. Dựa vào kỳ hạn

Ngoài dựa vào hình thức thì sổ tiết kiệm còn có thể dựa vào kỳ hạn để phân biệt các loại. Không cố định thời gian tức bạn không cần phải cam kết về thời gian gửi tiền của sổ tiết kiệm là bao lâu. Tiền gửi được tính theo ngày, thao tác rút tiền nhanh chóng mọi lúc và không cần thông báo trước với ngân hàng. Lãi suất thường không quá cao, thông thường thấp hơn chỉ dao động từ 0.1 đến 0.2%/năm. Thích hợp với những người thường xuyên sử dụng tiền Bạn cần đảm bảo rằng thời gian bạn muốn rút tiền là khi nào tức là cam kết thời gian gửi tiền tại ngân hàng. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn chọn thời gian gửi tiết kiệm mỗi tháng, 6 tháng hoặc trong nhiều tháng với thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi có kỳ hạn khoảng từ 1 tháng đến 24 tháng. Bạn sẽ được nhập lãi với gốc và tiếp tục tiết kiệm được tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo khi đến thời gian đáo hạn bạn vẫn tiếp tục gửi tiền tại ngân hàng. Mức lãi suất gửi tiết kiệm sẽ luôn cố định trong suốt thời gian hợp đồng và cao hơn không kỳ hạn. Nếu rút tiền trước hạn thì mức lãi suất sẽ được tính như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Phù hợp với những người có thu nhập ổn định.

4. Thủ tục mở sổ tiết kiệm

Tùy thuộc vào ngân hàng bạn chọn những thủ tục sẽ khác nhau đôi chút và khách hàng có thể lựa chọn mở tại ngân hàng hoặc mở online:
Mở tại ngân hàng
Mở online
Bước 1: 
  • Người trên 18 tuổi: CMND/Hộ chiếu
  • Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: CMND/Hộ chiếu.
Bước 2:  Mang theo hồ sơ và đến trực tiếp địa điểm phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng. Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên ngân hàng xác minh thông tin. Nếu đúng quy định, ngân hàng sẽ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng.
Bước 1:  Mở tài khoản và thẻ thanh toán tại ngân hàng muốn gửi tiết kiệm trực tuyến (nếu chưa có). Bước 2:  Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking của ngân hàng. Bước 3: Đăng nhập Internet banking/Mobile banking. Đến mục gửi tiết kiệm online, chọn kỳ hạn, số tiền gửi tiết kiệm (bắt buộc phải nhỏ hơn số dư trong tài khoản ngân hàng). Sau đó chọn Xác nhận.

 5. Nên mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn?

Việc lựa chọn làm sổ có kỳ hạn hay không kỳ hạn phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng. Nếu bạn cần sử dụng tiền liên tục thì bạn có thể gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Việc mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn giúp bạn vừa có thể tiết kiệm tiền vừa có thể sử dụng ngay lập tức khi cần, tuy nhiên nhược điểm của việc này là lãi suất thường thấp. Còn nếu đó là khoản tiền bạn đang dư ra và không cần sử dụng thì nên gửi dài hạn để nhận mức lãi suất cao hơn. Mẹo nhỏ là bạn nên thể chia nhỏ số tiền ra nhiều sổ tiết kiệm khác nhau. Theo dõi để tìm lý do tại sao cần chia nhỏ sổ tiết kiệm ngay phần sau đây.

6. Vì sao nên chia nhỏ sổ tiết kiệm

Vì sao nên chia nhỏ sổ tiết kiệm?
Việc bạn chia nhỏ sổ cũng giống như việc bạn cất tiền ở nhiều nơi vậy. Tôi ví dụ bạn bắt đầu mở sổ từ tháng 1 bạn sẽ mở số tiết kiệm đề có số tiền như nhau nhưng thời hạn sẽ cách nhau 1 tháng, mỗi quyển sổ sẽ có kỳ hạn là 6 tháng. Mỗi tháng bạn gửi tiền vào một quyển vậy đến khi bạn gửi xong quyển thứ 6 thì quyển thứ nhất bắt đầu có thể rút ra nếu bạn cần dùng đến mà không cần phải rút trước hạn gây ảnh hưởng đến lãi suất. Cũng với số tiền đó nhưng bạn gửi cùng một sổ thì khi cần bạn chỉ có thể rút từ sổ đó ra và sẽ chịu khoảng hao hụt do mất lãi. Nhưng lưu ý rằng việc chia nhỏ số tiền như vậy còn tùy thuộc vào mong muốn của bạn vì khi bạn chia nhỏ số tiền ra các sổ lãi suất sẽ không cao bằng một số tiền lớn trong một sổ. Nó giống như việc không bỏ trứng cùng một giỏ, việc chia nhỏ sổ tiết kiệm vào các ngân hàng khác nhau cũng sẽ giảm rủi ro cho khách hàng và đây cũng là kiến thức tài chính cá nhân được khá nhiều người đang áp dụng.

7.  Kinh nghiệm gửi số tiết kiệm an toàn sinh lời

Tiết kiệm an toàn hiệu quả
Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi làm sổ tiết kiệm tùy theo mục đích sử dụng ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu của từng quyển sổ của mình sẽ giúp bạn có thể đạt được mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Khi làm sổ tiết kiệm bạn cần xem xét những điều sau: Tất cả những điều nói trên là kiến thức ngân hàng thông dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sổ tiết kiệm. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải nắm được cách tính lãi suất gửi tiết kiệm. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

8. Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm

Tiền lãi bạn nhận được = (Số tiền gửi x lãi suất x số ngày gửi) / 365
Trên đây là công thức tính lãi suất chung cho tất cả các sổ tiết kiệm, với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có mức lãi suất khác nhau, với mỗi số tiền gửi khác nhau cũng sẽ tính ra được số tiền lãi khác nhau bạn nhé. Qua bài viết của chúng tôi mong bạn nắm được sổ tiết kiệm là gì, làm sao để mở sổ tiết kiệm và  những lưu ý khi làm sổ tiết kiệm bạn nhé.

9. Các ngân hàng gửi tiết kiệm an toàn

Hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn gửi tiết kiệm. Dưới đây sẽ là bảng so sánh lãi suất của một số ngân hàng hiện nay.
Các ngân hàng gửi tiết kiệm an toàn

Ngân hàng Vietcombank

Thuộc Top 10 doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam năm 2021. Dẫn đầu các ngân hàng trong danh sách 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021. Còn dẫn đầu bảng xếp hạng top 10 ngân hàng thương mại uy tín tại Việt Nam (Vietnam Report) năm 2021. Với mức lãi suất cho kỳ hạn 12 tháng của Vietcombank là cao nhất dao động 7.4%/năm. Vietcombank vẫn luôn nằm trong top những ngân hàng lớn có uy tín tại Việt Nam.

Ngân hàng Vietinbank

Trải qua hơn 30 năm hoạt động và phát triển, VietinBank nhanh chóng trở thành ngân hàng uy tín hàng đầu được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn Đây là một trong bốn ngân hàng có vốn nhà nước, lãi suất của ngân hàng Vietinbank tương tự Vietcombank. Mức lãi suất cao nhất là 7.4%/năm cho kỳ hạn 12-36 tháng.

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV luôn giữ vững vị trí TOP 10 ngân hàng uy tín nhất cả ở Việt Nam và trên quốc tế trong 5 năm liên tiếp theo xếp hại của VietNam Report. Khách hàng khi gửi tiền có kỳ hạn 1 - 2 tháng sẽ được hưởng lãi suất ở chung một mức 4,6%/năm. 5,1%/năm là mức lãi suất tiền gửi được áp dụng cho các khoản tiết kiệm có kỳ hạn 3 - 5 tháng. Ngân hàng BIDV vẫn niêm yết mức lãi suất 5,7%/năm cho các kỳ hạn từ 6 tháng đến 8 tháng

Ngân hàng Techcombank

Techcombank là ngân hàng TMCP tư nhân uy tín nhất Việt Nam năm thứ ba liên tiếp. Với lãi suất tiết kiệm được đánh giá khá cao, mức lãi suất là 6-6,6% cho các kỳ hạn từ 9-36 tháng. Techcombank là ngân hàng có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và rất được khách hàng quan tâm.

Với các thông tin Lingo đã cung cấp ở trên mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng uy tín đảm bảo an toàn cho khoản tiền của bạn.

Xem thêm: Lãi ngân hàng 1 năm của một số ngân hàng - Có nên gửi tiết kiệm 1 năm không?