5 cách nạp tiền vào thẻ ATM & Biểu phí nạp tiền của các ngân hàng Việt Nam
Thẻ ATM, hay thẻ ngân hàng dường như là một vật dụng không thể thiếu của người có phong cách sống không tiền mặt khi ra đường. Việc chỉ cần mang thẻ ATM, bạn có thể thanh toán, mua bán, thậm chí rút và chuyển tiền tự do với các địa điểm cho phép sử dụng thẻ. Là một người sở hữu thẻ ATM, bạn có biết cách
nạp tiền vào thẻ chưa? Bài viết hôm nay của Lingo sẽ hướng dẫn bạn những cách để nạp tiền vào thẻ ATM cụ thể và chi tiết nhất.
Những cách nạp tiền vào thẻ ATM
1. Nạp tiền trực tiếp tại máy ATM thường:
Hiện nay có nhiều ngân hàng cho phép khách hàng nạp tiền trực tiếp vào thẻ ATM tại các máy ATM của ngân hàng đó hoặc của các ngân hàng khác. Tuy nhiên tính năng này còn hạn chế và gần như không có nhiều cây ATM có thể là được điều này. Hiện nay có một vài ngân hàng có hỗ trợ ATM có chức năng nạp tiền: Vietcombank, Agribank, VPBank, Techcombank, Vietinbank, TPBank, MB…
Để kiểm tra, bạn có thể đọc thông tin được ghi trên cây ATM hoặc hỏi nhân viên của ngân hàng nhé.
Dưới đây là chi tiết các bước nạp tiền vào cây ATM thường:
Bước 1: Đưa thẻ vào khe nhận thẻ của ATM và nhập mật khẩu đăng nhập
Bước 2: Chọn chức năng nạp tiền vào tài khoản thẻ
Bươc 3: Đưa tiền vào khe nhận tiền ngy bên dưới màn hình của máy theo chiều nằm ngang. Màn hình của máy sẽ hiển thị số tiền bạn vừa đưa, bạn kiểm tra và chọn “xác thực” giá trị
Bước 4: Chờ máy xử lý giao dịch và nhận thẻ từ cây ATM và tuỳ nhu cầu bạn có thể chọn in biên lai hay không
2. Nạp tiền tại cây ATM Livebank
Nạp tiền vào thẻ ATM Livebank
Đây là hình thức nạp tiền mới nhất của một số ngân hàng, có chức năng hỗ trợ nạp tiền vào tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch trực tiếp hay hỗ trợ của nhân viên ngân hàng. Tuy tiện vậy nhưng hình thức này chưa được biết đến và triển khai nhiều, chỉ có một só ngân hàng có cung cấp dịch vụ này mà thôi, nên bạn cần tìm hiểu trước khi nạp tiền tạo máy ATM Livebank nhé.
Sau đây là các bước để nạp tiền vào tài khoản ngân hàng thông qua máy ATM Livebank:
Bước 1: Tại màn hình chính của máy, bạn chọn “Nộp tiền”
Tại đây bạn có 3 phương thức để lựa chọn tiếp tục:
Phương thức đầu tiên là
sử dụng thẻ ngân hàng: người dùng sẽ đưa thẻ ATM vào khe nhận thẻ và thông tin cá nhân sẽ hiện ra trên màn hình. Người dùng sau đó chọn Xác nhận để tiếp tục quá trình nạp tiền.
Phương thức thứ hai là
sử dụng CMND/Hộ chiếu: Người dùng sẽ đưa CMND/Hộ chiếu vào khu vực nhận CMND/Hộ chiếu trên máy ATM, đợi một lúc sẽ có nhân viên xuất hiện trên màn hình để hướng dẫn các bước tiếp theo để nạp tiền vào tài khoản.
Phương thức thứ ba là
sử dụng vân tay: người dùng chọn phương thức Vân tay để tiếp tục và sau đó nhập số CMND/hộ chiếu/số điện thoại và chọn Xác nhận. Người dùng sau đó nhập vân tay mà họ đã đăng ký trước đó tại khu vực cảm biến vân tay để tiếp tục quá trình nạp tiền.
Bước 2: Bạn cần chọn "Tài khoản của tôi". Nếu bạn muốn nạp tiền vào tài khoản ngân hàng khác hoặc tài khoản của người khác, bạn cần chọn "Tài khoản khác" và nhập số tài khoản người thụ hưởng.
Bước 3: Khay nhận tiền sẽ được mở ra, bạn hãy đặt tiền vào trong khay, nếu có dây chun thì bạn bỏ ra nhé
Bước 4: Bấm chọn “đếm tiền” để máy bắt đầu xác nhận số tiền bạn vừa bỏ. Sau khi xác nhận tiền đã đủ và đúng số cần nạp vào thẻ, bạn có thể bấm “xác nhận” để hoàn thành quá trình chuyển tiền vào tài khoản.
Xem thêm: Mã CSC là gì? 5 cách bảo mật mã CSC an toàn nhất
3. Nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng
Nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng
Đây là cách làm thông dụng nhất với người chưa thành thạo sử dụng cây ATM hay các tiện ích của ngân hàng, chỉ cần tới ngân hàng và yêu cầu sự hỗ trợ từ nhân viên ngân hàng, bạn có thể thực hiện những dịch vụ đó miễn phí.
Đầu tiên, bạn cần đến phòng giao dịch của ngân hàng và yêu cầu nhân viên giúp bạn nạp tiền vào thẻ. Nhân viên sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân cơ bản của mình như tên, số CMND, số điện thoại lên trên phiếu nạp tiền. Bạn cũng cần cung cấp số tài khoản hoặc tên của người thụ hưởng nếu bạn muốn nộp tiền vào tài khoản của người khác hoặc tài khoản của ngân hàng khác. Sau khi nộp tiền và ký tên trên phiếu, tiền sẽ được cộng vào tài khoản của bạn trong khoảng từ vài phút đến 24 tiếng. Đây là cách truyền thống và đáng tin cậy để nạp tiền vào thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, mức phí thu sẽ khác nhau tùy theo ngân hàng, số tài khoản và loại tiền giao dịch.
Cụ thể, thứ nhất, nếu bạn nộp tiền tại chi nhánh ngân hàng đã mở tài khoản hay các chi nhánh của ngân hàng ở cùng tỉnh, thì sẽ được miễn phí. Thứ hai, nếu bạn nộp tiền tại các chi nhánh khác tỉnh/thành phố, thì mức phí thường dao động từ 0,01 - 0,06% số tiền gửi, với giá trị phí từ 20.000 đồng – 2.000.000 đồng. Cuối cùng, nếu bạn nộp tiền ngoại tệ vào tài khoản, thì mức phí sẽ tùy thuộc vào ngân hàng.
4. Nạp tiền qua Internet Banking hoặc Mobile Banking
Nạp tiền qua Internet Banking
Một lợi ích của cách thức này là bạn có thể nạp tiền vào thẻ bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu mà không cần tìm kiếm cây ATM hoặc phải đến phòng giao dịch ngân hàng. Nếu bạn đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking của ngân hàng, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi muốn nạp tiền vào thẻ. Để sử dụng tính năng Mobile nạp tiền vào thẻ, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web của ngân hàng, chọn “thanh toán” trên thanh điều hướng và chọ “nạp tiền điện tử”.
Bước 2: Nhập đầy đu rthoong tin, bao gồm số tài khoản của bạn và các thông tin khac, tuỳ thuộc vào từng ngân hàng mà bạn dùng mà hệ thống sẽ yêu cầu những thông tin khác nhau
Bước 3: Sau khi kiểm tra thông tin đầy đủ, bạn nhập “Mã kiểm tra” để đảm bảo tính bảo mật và chọn “Xác minh”
Bước 4: Bạn nhập mã OTP được gửi đến số điện thoại đã đăng ký kèm với tài khoản ngân hàng của bạn qua Smart Banking của ngân hàng
Bước 5: Chọn “xác nhận” để hoàn tất quá trình nạp tiền
5. Nạp tiền qua chuyển khoản
Nạp tiền qua chuyển khoản
Để sử dụng hình thức chuyển khoản, điều quan trọng là bạn phải ghi nhớ chính xác số tài khoản của mình. Bạn có thể sử dụng một tài khoản khác hoặc yêu cầu người thân hoặc bạn bè chuyển khoản cho bạn.
Dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking sẽ giúp bạn thực hiện chuyển khoản, tuy nhiên hãy nhớ rằng, nếu tài khoản của bạn và tài khoản nhận tiền ở các ngân hàng khác nhau thì thời gian để nhận được tiền sẽ lâu hơn so với việc chuyển tiền giữa các tài khoản cùng ngân hàng.
Đây là các bước để chuyển tiền vào thẻ ATM sử dụng Internet Banking:
Bước 1: Truy cập vào tài khoản Internet Banking hoặc Mobile Banking của ngân hàng, sau đó chọn mục chuyển khoản.
Bước 2: Nhập số tài khoản thẻ, tên ngân hàng phát hành thẻ và tên chủ thẻ, sau đó nhập số tiền chuyển khoản.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về tin nhắn và nhấn nút chuyển khoản. Cần lưu ý rằng một số ngân hàng có thể yêu cầu nhập lại mật khẩu Internet Banking và mã OTP để xác thực.
Bước 4: Kiểm tra lại thông tin và nhấn nút xác nhận. Sau đó, hệ thống sẽ báo cáo kết quả chuyển khoản, bao gồm thông tin về việc chuyển khoản thành công hay không.
Lưu ý: Trước khi nạp tiền vào thẻ ATM, bạn cần kiểm tra các điều kiện và phí liên quan đến việc nạp tiền từ ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ.
Biểu phí nạp tiền vào thẻ ATM của các ngân hàng
Với phương thức nạp tiền tại quầy giao dịch ngân hàng, mức phí sẽ khác nhau tùy vào số tài khoản, loại tiền và ngân hàng. Tổng thể, các khoản phí có thể rơi vào 3 trường hợp sau đây:
- Nạp tiền tại các chi nhánh của ngân hàng mà bạn đã mở thẻ hoặc chi nhánh của các ngân hàng khác trong cùng tỉnh/thành phố: Có thể miễn phí hoặc thu phí theo quy định của ngân hàng. Ví dụ, khách hàng nạp tiền vào thẻ ATM Timo tại quầy giao dịch Ngân hàng Bản Việt sẽ được miễn phí.
- Nạp tiền tại các chi nhánh của ngân hàng khác ở tỉnh/thành phố khác: Phí giao dịch sẽ thay đổi tùy theo quy định của ngân hàng. Thông thường, phí dao động từ 0,01% đến 0,06% số tiền gửi, với mức phí thấp nhất là 20.000 đồng và cao nhất là 2.000.000 đồng.
- Nạp tiền ngoại tệ vào tài khoản: Tùy thuộc vào chính sách của các ngân hàng.
Bên dưới là những mức phí nạp tiền vào thẻ ATM của một số ngân hàng phổ biến hiện nay. Bạn có thể xem xét những mức phí này để lựa chọn ngân hàng phù hợp khi làm thẻ ATM và nạp tiền vào thẻ nhằm tránh những loại phí không mong muốn.
Ngân hàng |
Phí nạp tiền trong cùng hệ thống ngân hàng (đồng/giao dịch) |
Phí nạp tiền khác ngân hàng (% số tiền) |
DongA Bank |
5.500 |
0.055% |
Agribank |
1.100 - 3.300 |
0.05% |
VPBank |
3.300 |
0.045% |
MBBank |
3.000 |
0.045% |
Vietcombank |
2.000 - 5.000 |
0.03% |
BIDV |
1.000 - 3.000 |
0.02% |
Timo |
Miễn phí |
0.03% |
ACB |
Miễn phí |
0.01% |
VietinBank |
Miễn phí |
0.01% |
TPBank |
Miễn phí |
Miễn phí |
Techcombank |
Miễn phí |
Miễn phí |
Sacombank |
Miễn phí |
0,01 - 0,05% |
MSB |
Miễn phí |
0.015% |
HDBank |
Miễn phí |
0.02% |
Một số câu hỏi thường gặp
1. Nạp tiền bao lâu thì nhận được tiền?
Khi nạp tiền vào thẻ ATM, thời gian cần để tiền vào thẻ sẽ phụ thuộc vào phương thức nạp tiền mà bạn sử dụng. Nếu bạn nạp tiền bằng cách nộp trực tiếp tại phòng giao dịch ngân hàng hoặc tại cây ATM, thì thời gian cần để tiền vào thẻ chỉ mất khoảng 5-10 phút. Tương tự, nếu bạn chuyển khoản từ tài khoản cùng ngân hàng với thẻ ATM thì thời gian để tiền vào thẻ cũng chỉ mất vài phút.
Tuy nhiên, nếu bạn chuyển tiền từ hai tài khoản khác nhau thuộc các ngân hàng khác nhau, thời gian để tiền vào thẻ sẽ lâu hơn, khoảng từ 30 phút đến vài tiếng. Điều này là do tiền cần phải qua các ngân hàng trung gian trước khi được chuyển đến tài khoản thẻ của bạn, dẫn đến thời gian chuyển khoản bị kéo dài. Do đó, khi nạp tiền vào thẻ ATM, bạn nên cân nhắc phương thức nạp tiền để tránh những sự cố và loại bỏ những khoản phí không mong muốn.
2. Có thể nạp tiền trái ngân hàng không?
Có thể nạp tiền trái ngân hàng được, tuy nhiên thời gian và phí nạp tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngân hàng và phương thức nạp tiền. Khi bạn nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng, thời gian tiền vào thẻ sẽ phụ thuộc vào quy trình của ngân hàng mà bạn đang giao dịch. Nếu bạn chuyển khoản trực tuyến, thời gian và phí nạp tiền còn phụ thuộc vào ngân hàng của bạn và ngân hàng nhận tiền. Thông thường, nếu bạn chuyển tiền giữa các ngân hàng khác nhau thì phí sẽ cao hơn so với việc chuyển tiền trong cùng một ngân hàng.
3. Tiền để trong thẻ ATM có nhận được lãi không?
Tiền trong thẻ ATM vẫn được tính lãi suất nhưng mức lãi suất này thường rất thấp, thấp hơn so với các sản phẩm tiết kiệm khác như tiết kiệm trực tuyến hay kỳ hạn. Tuy nhiên, việc tính lãi suất cho số dư trong thẻ ATM là một lợi ích nhỏ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, giúp tăng tính linh hoạt và tiện lợi trong việc quản lý tài chính của họ. Bởi thẻ ATM chỉ dùng để lưu trữ tiền mặt và thực hiện các giao dịch tiền tệ như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, v.v. Nếu bạn muốn nhận được lãi suất trên số tiền tiết kiệm của mình, bạn cần phải mở tài khoản tiết kiệm với ngân hàng hoặc các sản phẩm tiền gửi khác.
4. Phải làm gì nếu nạp tiền không nhận được?
Nếu bạn đã nạp tiền vào thẻ ATM nhưng không nhận được số tiền tương ứng trong thẻ, bạn nên liên hệ ngay với ngân hàng sở hữu thẻ để yêu cầu hỗ trợ giải quyết vấn đề. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về số tiền, thời gian, địa điểm và phương thức nạp tiền để ngân hàng kiểm tra và xử lý vấn đề cho bạn.
Ngoài ra, bạn nên lưu giữ tất cả các chứng từ liên quan đến giao dịch nạp tiền, bao gồm phiếu gửi tiền, biên lai và các tài liệu khác để chứng minh việc nạp tiền của mình. Việc này sẽ giúp bạn có chứng cứ cụ thể khi liên hệ với ngân hàng và yêu cầu hỗ trợ giải quyết vấn đề.
Vậy là trong bài viết này, Lingo đã giới thiệu cho bạn những cách nạp tiền vào thẻ ATM phổ biến nhất hiện nay, bao gồm nạp tiền trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng, chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng và nạp tiền bằng máy ATM. Ngoài ra, Lingo cũng đã cung cấp cho bạn thông tin về mức phí và thời gian tiền vào thẻ khi sử dụng các phương pháp này.
Tuy nhiên, trước khi nạp tiền vào thẻ, bạn cần lưu ý đến việc kiểm tra lại thông tin thẻ, số tài khoản, mức giới hạn và phí nạp tiền của ngân hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề gì trong quá trình nạp tiền, hãy liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp nạp tiền vào thẻ ATM và áp dụng chúng một cách thông minh và tiết kiệm. Nếu có bất cứ nhận xét hay đóng góp gì, bạn hãy để lại ở phần bình luận nha.
Xem thêm: 18+ ngân hàng cho mở tài khoản dưới 18 tuổi: Điều kiện, thủ tục chi tiết