Bán khống là gì? Các rủi ro khi bán khống chứng khoán

Trong các biến động trên thị trường chứng khoán, cụm từ "bán khống" được nhắc tới rất nhiều. Vậy bán khống là gì? Bán khống có hợp pháp không? Và những vấn đề xoay quanh bán khống sẽ được giải đáp tại bài viết này.

Bán khống là gì?

Bán khống (Short selling) là một kỹ thuật đầu tư tài chính trong đó nhà đầu tư bán cổ phiếu mà họ không sở hữu với hy vọng giá của cổ phiếu đó sẽ giảm trong tương lai. Và nhà đầu tư sẽ mua lại khi giá cổ phiếu giảm, trả lại cho chủ sở hữu của cổ phiếu, để thu về lợi nhuận từ việc giá tài sản giảm.
Bán khống là gì?
Bán khống là một kỹ thuật đầu tư rủi ro cao, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và kiến thức đầu tư chuyên sâu, vì nếu giá cổ phiếu tăng thay vì giảm như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn và sẽ phải chịu thiệt hại. Nhìn chung, bán khống là việc nhà đầu tư mượn cổ phiếu của chủ sở hữu để bán và sau đó mua lại để trả lại số đã mượn. Việc mua trả lại cổ phiếu tại thời điểm mua sẽ quyết định nhà đầu tư lời hay lỗ. Đây là hình thức đầu tư rủi ro và cần có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu.

Ví dụ về bán khống trong giao dịch chứng khoán

Giả sử nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu của công ty A sẽ giảm trong tương lai do các lý do như công ty có kết quả kinh doanh yếu kém hoặc có các thông tin xấu về sản phẩm của công ty được công bố. Nhà đầu tư quyết định mượn 1000 cổ phiếu của công ty A (mà họ không sở hữu) bán khống. Để thực hiện, nhà đầu tư cần tìm chủ sở hữu cổ phiếu công ty A sẵn sàng cho mượn 1000 cổ phiếu của công ty A và đồng ý trả lại sau một thời gian nhất định với mức giá thỏa thuận. Mức giá hiện tại của cổ phiếu A là 100,000đ/1 cổ phiếu. Nhà đầu tư bán 1000 cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán sẽ thu được tổng giá trị là 100 triệu đồng. Sau một thời gian nhất định, giá cổ phiếu A thực sự giảm xuống như kỳ vọng tính toán của nhà đầu tư với mức giá hiện tại là 60,000đ/1 cổ phiếu. Nhà đầu tư quyết định mua lại 1000 cổ phiếu A với giá 60,000đ mỗi cổ phiếu, tổng giá trị là 60 triệu đồng để trả lại cho chủ sở hữu đã cho mượn cổ phiếu. Như vậy, nhà đầu tư đã kiếm được lợi nhuận là 40 triệu đồng (100 - 60 triệu đồng). Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu A tăng lên thay vì giảm xuống như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn và phải chịu thiệt hại. Nếu giá cổ phiếu A tăng lên 130,000đ/1 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải mua lại 1000 cổ phiếu với tổng giá trị 130 triệu đồng và sẽ thua lỗ 30 triệu đồng (130 - 100 triệu đồng) trong giao dịch này.

Bán khống có hợp pháp tại Việt Nam không?

Bán khống có hợp pháp tại Việt Nam không?
Cho tới nay theo quy định của pháp luật Việt Nam, Ủy ban chứng khoán nhà nước chưa cho phép hoạt động bán khống diễn ra hợp pháp trên thị trường chứng khoán cơ sở. Lý do UBCK hiện nay vẫn chưa cho phép là bán khống thực chất là hành vi đầu cơ, thao túng thị trường và có thể làm ảnh hưởng tâm lý các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán. Thực tế là trên thị trường vẫn có một số nhà đầu tư tìm những phương thức “lách luật” để thực hiện bán khống bằng cách vay mượn để kiếm lợi.

Nguyên nhân của việc bán khống

Nếu bán khống là một hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường tài chính thì tại sao lại được sử dụng? Có nhiều nguyên nhân khiến người đầu tư chứng khoán quyết định sử dụng kỹ thuật bán khống. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Nguyên nhân của việc bán khống là gì?
- Nguyên nhân lớn nhất là kiếm lời, thu lợi nhuận: Bất kỳ một nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều với mong muốn thu được lợi nhuận đem về. Do vậy, khi nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ việc bán khống, với nhận định giá cổ phiếu sẽ giảm thì nhà đầu tư không muốn bỏ qua cơ hội kiếm tiền này. - Để phòng hộ cổ phiểu cơ sở đang nắm giữ: Việc bán khống cho phép các nhà đầu tư thu hồi vốn, ngay cả khi thị trường đi xuống. Để bảo vệ danh mục đầu tư của họ bằng cách phòng ngừa rủi ro trước sự điều chỉnh của thị trường đối với cổ phiếu bị bán khống, cũng như các cổ phiếu khác trong danh mục đầu tư của họ (hay còn gọi là phòng ngừa rủi ro không hoàn hảo, bán cổ phiếu bên phái sinh). Bán khống cho phép nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy để tận dụng nhiều cơ hội đầu tư và kiếm lợi hơn. Ngoài ra, việc bán khống làm tăng tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường, đôi khi trong trường hợp cổ phiếu được định giá quá cao, bán khống giúp điều chỉnh giá cổ phiếu.

Đặc điểm chính của giao dịch bán khống

Theo những phân tích của Lingo ở phần trên, thì các bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy các đặc điểm chính của giao dịch bán khống gồm:
Đặc điểm của giao dịch bán khống

Bán khống trên thị trường chứng khoán diễn ra như thế nào?

Phần này sẽ được chia ra làm 2 phần: bán khống diễn ra trên thị trường chứng khoán cơ sở và TTCK phái sinh.
Bán khống trên thị trường chứng khoán diễn ra như thế nào?

Bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở

Để thực hiện bán khống trên TTCK cơ sơ: người bán sẽ cần phải vay mượn cổ phiếu từ nhà đầu tư cá nhân khác, sở hữu cổ phiếu mà mình muốn bán. Và giao dịch bán ra cần thực hiện bằng tài khoản của nhà đầu tư đó. Trong một thời điểm nhất định ở tương lai, người bán cần mua lại lượng cổ phiếu đã bán để trả lại vào tài khoản nhà đầu tư.

Bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh

Tại TTCK phái sinh, người bán khống cần có tài khoản ký quỹ, tiền hoặc cổ phiếu là tài sản thế chấp trong tài khoản. Tài sản thế chấp sẽ tùy theo yêu cầu của công ty chứn khoán, thường ở mức 25% tối thiểu trong tài khoản để duy trì vị thế bán. Trong thị trường này người bán phải trả lãi cho số lượng cổ phiếu đã vay và phải đảm bảo được các yêu cầu về ký quỹ trong thời gian nắm giữ cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu giảm xuống như kỳ vọng, người bán (khống) sẽ mua lại lượng cổ phiếu đã vay để trả lại cho công ty chứng khoán.
Xem thêm: Giá tham chiếu là gì? Những điều cần lưu ý về giá tham chiếu

Nguy cơ xảy ra rủi ro khi bán khống chứng khoán

Việc bán khống chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận nhưng cũng có các rủi ro cần được quan tâm. Dưới đây là một số nguy cơ khi tham gia giao dịch bán khống chứng khoán:
Nguy cơ xảy ra rủi ro khi bán khống chứng khoán
  1. Rủi ro khi nhận định sai cổ phiếu: Giá cổ phiếu có thể tăng đột ngột khiến người bán khống phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để trả lại cho nhà đầu tư cho vay. Điều này có thể dẫn đến việc thua lỗ và ảnh hưởng đến tài khoản ký quỹ của người đầu tư.
  2. Rủi ro về thời gian: Khi tham gia bán khống, người đầu tư phải trả lãi suất cho khoản vay cổ phiếu. Nếu việc bán khống kéo dài quá lâu, người đầu tư sẽ phải trả nhiều lãi suất hơn, gây tổn thất cho tài khoản ký quỹ.
  3. Rủi ro về thị trường: Nếu một số nhà đầu tư lớn tham gia bán khống một cổ phiếu, điều này có thể gây ra một áp lực bán lớn trên thị trường, dẫn đến giảm giá cổ phiếu và làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư khác.
  4. Rủi ro về pháp lý: Cho đến nay pháp luật Việt Nam chưa cho thực hiện bán khống. Khi nhà đầu tư bán khống với khối lượng lớn sẽ có nguy cơ bị phạt hay cấm giao dịch trên thị trường.
  5. Rủi ro về tâm lý: Việc bán khống có thể gây ra căng thẳng và áp lực tâm lý cho người đầu tư, đặc biệt là khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Nếu không có kế hoạch đầu tư rõ ràng và kiểm soát cảm xúc tốt, người đầu tư có thể mất kiểm soát và làm quyết định sai lầm.
Trong tổng hợp, việc bán khống chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng rất rủi ro và yêu cầu người đầu tư cần phải hiểu rõ các rủi ro này trước khi quyết định tham gia.

Cách phòng ngừa rủi ro khi bán khống

Rủi ro khi bán khống luôn rất cao, bởi vậy rất khó để có cách phòng ngừa rủi ro chính xác. Tuy nhiên, Lingo.vn xin tổng hợp một vài cách phòng ngừa như sau tới các bạn đọc tham khảo:
Cách phòng tránh rủi ro khi bán khống
  1. Tìm hiểu kỹ thông tin về cổ phiếu: Trước khi quyết định bán khống một cổ phiếu, người đầu tư nên tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, lĩnh vực kinh doanh của công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Điều này giúp người đầu tư đưa ra quyết định mua và bán khống chính xác hơn.
  2. Xác định ngưỡng cắt lỗ: Ngưỡng cắt lỗ là mức giá tối đa mà người đầu tư sẽ chấp nhận thua lỗ khi giá cổ phiếu tăng cao. Khi giá cổ phiếu vượt qua ngưỡng này, người đầu tư sẽ mua lại cổ phiếu để trả lại cho nhà đầu tư cho vay, có thể ở mức 7% – 10% tránh tổn thất quá lớn.
  3. Quản lý rủi ro tài chính: Người đầu tư nên quản lý tài khoản ký quỹ cẩn thận, chỉ nên bán khống một phần nhỏ của tài khoản ký quỹ và không nên vay quá nhiều tiền. Trong thị trường chứng khoán không một nhà đầu tư chứng khoán nào có thể đoán chính xác thị trường sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào. Nhà đầu tư có thể thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và bán khống ở thị trường phái sinh với các đòn bẩy 1:5, 1:10 hoặc 1:20.
  4. Đối với nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường, còn đang thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu lời khuyên được đưa ra là không nên tham gia bán khống cổ phiếu.
  5. Kiểm soát cảm xúc: Bán khống chứng khoán có thể gây ra căng thẳng và áp lực tâm lý cho người đầu tư. Vì vậy, người đầu tư cần kiểm soát cảm xúc tốt, không nên quyết định mua và bán khống dựa trên cảm xúc, mà nên dựa trên các yếu tố kỹ thuật và cơ bản của cổ phiếu.
  6. Tìm hiểu quy định của pháp luật: Người đầu tư cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về bán khống chứng khoán, tránh vi phạm và phải chịu các hình thức xử lý hành chính hoặc hình thức xử lý hình sự.
Nhìn chung, để phòng ngừa rủi ro khi bán khống chứng khoán, người đầu tư cần có kế hoạch đầu tư rõ ràng, tìm hiểu kỹ thông tin về cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, quản lý tài khoản ký quỹ cẩn thận, kiểm soát cảm xúc tốt và tìm hiểu quy định của pháp luật. Những chia sẻ về bán khống trên của Lingo chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bài viết còn thiếu sót mong nhận được sự góp ý từ các nhà đầu tư chứng khoán tới chúng tôi.
Xem thêm: Cổ tức là gì? Nên mua cổ phiếu trước hay sau khi chia cổ tức?