CAPEX là gì? Những điều cần biết về chi phí tài sản cố định
CAPEX là một chỉ số quan trọng trong đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được dùng để phân tích và định giá cổ phiếu. Vậy CAPEX là gì? Hãy tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé.Chi phí tài sản cố định (CAPEX) là gì? Đặc điểm nổi bật
CAPEX (Capital Expenditure: Chi phí vốn) là những chi phí doanh nghiệp bỏ ra (bỏ vốn ra) đầu tư vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà máy,... CAPEX là một chỉ số quan trọng, cần phải được Hội đồng quản trị, cổ đông công ty từ cuộc họp thường niên đưa ra quyết định.- Mua sắm tài sản cố định mới giúp mở rộng quy mô sản xuất;
- Sữa chữa tài sản cố định hư hỏng;
- Nâng cấp tài sản cố định tăng hiệu suất hoạt động.
- Chi phí tài sản cố định (CAPEX) trong kiến thức tài chính kế toán hay trong đầu tư đếu cần phân bổ thời gian sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định để đưa vào chi phí sản xuất trong những năm sử dụng.
- Tài sản cố định thường là những chi phí vốn lớn, cần sự quyết định của các cổ đông và được sử dụng trong khoảng thời gian dài.
- Chi phí vốn là đầu tư dài hạn, sẽ được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tài sản được sử dụng, do vậy tài sản cố định sẽ mất đi một phần giá trị sau mỗi kỳ kế toán.
- Mỗi loại tài sản cố định sẽ được phân bổ thời gian sử dụng khác nhau, khấu trừ theo giá trị tài sản khác nhau của tài sản. Ví dụ như: Chi nhí mua nhà xưởng, kho, chi phí đầu tư máy móc, thiết bị,... được phân bổ thời gian và khấu hao khác nhau, không thể tính trung bình khấu hao của các tài sản này chung được.
- Giá trị của CAPEX trong mỗi lĩnh vực sẽ khác nhau, ngành khai thác dầu mỏ, viễn thông và sản xuất có chỉ số CAPEX cao nhất hiện nay so với một số ngành dịch vụ như F&B, du lịch...
CAPEX phù hợp với doanh nghiệp nào?
CAPEX phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào đầu tư tài sản cố định để tạo ra doanh thu. Các doanh nghiệp cần phải bỏ ra lượng chi phí vốn lớn để đầu tư vào tài sản cố định. Các doanh nghiệp như sản xuất, chế xuất (dầu mỏ, quặng), vận tải... Đây là các doanh nghiệp kinh doanh thâm dụng vốn (capital intensive). Tuy nhiên, bạn phải hiểu là CAPEX phù hợp với các doanh nghiệp này, chứ chúng ta không thể sử dụng chỉ số CAPEX để phân tích hay đánh giá các doanh nghiệp này hay hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.Xem thêm: 10 cách định giá cổ phiếu phổ biến nhất hiện nay
Ý nghĩa của CAPEX trong đầu tư tài chính
Tỷ phú Warren Buffett, nhà đầu tư huyền thoại được đánh giá là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cho rằng chỉ số CAPEX là quan trọng nhất trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho việc đầu tư, tái đầu tư TSCĐ (CAPEX) để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.Cách tính CAPEX
Khi cần tính chi phí đầu tư CAPEX, cần sử dụng đến dữ liệu từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Các dữ liệu cần sử dụng gồm:- Xác định số dư của các mục: tài sản, nhà máy, thiết bị (PP&E Current) tại thời điểm hiện tại trong bảng cân đối kế toán
- Xác định số dư PP&E kỳ trước (PP&E Prior)
- Dựa vào mức độ chênh lệch số dư PP&E của kỳ trước và kỳ sau, bạn cần xác định sự thay đổi chính xác của số dư PP&E (ΔPP&E : Net increase in PP&E)
- Khấu hao hiện tại (Current Depreciation)
Chỉ số CAPEX = ΔPP&E + Khấu hao hiện tại
Vậy là Lingo đã chia sẻ cho bạn công thức tính chỉ số Capital Expenditure, tiếp theo chúng ta cùng xem khi tính được chỉ số CAPEX rồi, thì chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt? Cùng theo dõi tại phần tiếp theo nhé!CAPEX bao nhiêu là tốt?
Sau khi có kết quả CAPEX tính được, chúng ta cùng đánh giá xem chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhé.- Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Trong giai đoạn đầu tư mới hay mở rộng quy mô dự án, doanh nghiệp cần dòng tiền lớn phục vụ cho xây dựng, nâng cấp nhà xưởng và mua sắm máy móc, trang thiết bị mới, vậy nên ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần bỏ nhiều chi phí vốn (CAPEX) hơn các giai đoạn còn lại. Khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất ổn định thì CAPEX chủ yếu sẽ dùng để sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định.
- Năng lực tài chính: Việc xem xét dự án có tính khả thi hay có thể gặp khó khăn phụ thuộc vào một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu là năng lực tài chính. Đối với các doanh nghiệp sản xuất khai khoáng năng lực tài chính là yếu tố đầu tiên cần phải bỏ ra ngay từ giai đoạn đầu, CAPEX sẽ được quyết định mạnh mẽ bởi tài chính.
- Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin): Vẫn tiếp tục đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc tái đầu tư vào CAPEX như sửa chữa, nâng cấp quy mô sản xuất, cải thiện hiệu quả máy móc không chỉ gia tăng sản lượng hàng hóa mà còn cải thiện biên lợi nhuận gộp. Tuy nhiên nếu tái đầu tư vào CAPEX mà biên lợi nhuận gộp không được cải thiện sẽ khiến giảm lợi nhuận và tiền mặt của doanh nghiệp do đầu tư không có hiệu quả.
- Lợi nhuận sau thuế: Như đã nói ở trên, theo tỷ phú người Mỹ ông Warren Buffett: "Những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn thường sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho việc đầu tư, tái đầu tư TSCĐ (CAPEX) để duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường".
- Tổng CAPEX < 50% Lợi nhuận sau thuế: đây là 1 dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.
- Còn nếu con số này < 25%, đây là 1 doanh nghiệp tuyệt vời với lợi thế cạnh tranh lớn. Bạn có thể cân nhắc đầu tư.
Ứng dụng CAPEX trong phân tích và định giá cổ phiếu như thế nào?
Chỉ số CAPEX thiên về kiến thức tài chính, nhưng nếu kết hợp với nhiều chỉ số khác để đánh giá một doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư chứng khoán xem xét đầu tư cho doanh nghiệp.Chỉ số CFO/CAPEX
Chỉ số CFO/CAPEX được hiểu là chỉ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/chi phí đầu tư được sử dụng. Và được đánh giá trong 2 trường hợp để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:- CFO/CAPEX > 1: Doanh nghiệp đang tạo ra tiền mặt đủ để trả các chi phí đầu tư, sửa chữa cho tài sản cố định dài hạn.
- CFO/CAPEX < 1: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, đang phải đi vay thêm tiền để duy trì sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định.
Tính toán giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF)
Dòng tiền tự do của doanh nghiệp là tiêu chí để đo lường dòng tiền sau thuế được tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ. Dựa trên dòng tiền tự do, nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng quản lý tài chính, tình trạng sử dụng tiền của công ty đó có hiệu quả hay không để đầu tư. Dòng tiền tự do này không phải lợi nhuận sau thuế, công thức tính dòng tiền tự do FCFF dựa trên CAPEX như sau: FCFF = EBIT x (1 - Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao - CAPEX - Thay đổi Vốn lưu động Trong đó: EBIT là thu nhập doanh nghiệp trước khi trừ lãi suất và thuế.Tính toán dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp FCFE
Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (FCFE) là dòng tiền thuần vốn, sau khi trừ thuế, lãi suất, tiền cho chủ nợ, chi phí vốn đầu tư hoặc thay đổi nhu cầu vốn lưu động, là thước đo lượng tiền sẵn có cho các cổ đông của một công ty sau khi tất cả các chi phí, tái đầu tư và nợ được trả. Công thức tính FCFE như sau: FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ) Khi FCFE dương cho thấy hoạt động kinh doanh có lãi, doanh nghiệp được đánh giá cổ phiếu tăng trưởng tốt và cơ hội được chia cổ tức khi đầu tư. Từ các chỉ số trên của CAPEX, các nhà đầu tư sử dụng ứng dụng đầu tư chứng khoán để định giá được những công ty tăng trưởng tốt và có thể đưa ra định giá cổ phiếu của doanh nghiệp.Phân biệt chi phí vốn (CAPEX) với chi phí hoạt động (OPEX)
Chi phí OPEX là chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và chi phí OPEX được phân biệt rõ ràng với chi phí vốn CAPEX bởi các yếu tố sau:CAPEX | OPEX |
Là chi phí đầu tư dài hạn | Là chi phí đầu tư ngắn hạn |
Khấu trừ và phân bổ theo thời gian sử dụng dự kiến của từng loại tài sản | Khấu trừ thuế hoàn toàn trong năm phát sinh |
Bỏ ra chi phí vốn lớn ban đầu, sau đó đầu tư, tái đầu tư cho phù hợp với hoạt động sxkd | Chiếm một phần lớn trong chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra duy trì hoạt động, có thể tiết kiệm hoặc cắt bỏ sao cho phù hợp mỗi giai đoạn |
Xem thêm: Chỉ số Nikkei là gì? Các yếu tố ảnh hưởng, cách đầu tư hiệu quả với chỉ số Nikkei