Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới
Ngày nay có rất nhiều người chọn sinh lời từ đầu tư chứng khoán và để có thể đầu tư vào thị trường này bạn cần tìm hiểu về các chỉ số chứng khoán. Chỉ số này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu thêm về chỉ số chứng khoán để đạt được hiệu quả đầu tư. Sau đây Lingo sẽ giới thiệu tới các bạn về các chỉ số chứng khoán nhé.1. Chỉ số chứng khoán là gì?
1.1 Từ đâu ta có chỉ số này?
Các chỉ số chứng khoán được tính nhàm phục vụ cho việc đánh giá và phân tích các loại cổ phiếu cũng như thị trường cổ phiếu. Có rất nhiều các chỉ số chứng khoán khác nhau và công thức tính cũng khác nhau, mục đích cuối cùng mà các chỉ số này xuất hiện là để tối ưu lợi nhuận và quản trị rủi ro cho các nhà đầu tư. Các chỉ số này mặc dù mô phỏng giống như thị trường nhưng vẫn không thể chính xác 100%. Khi chúng ta nhìn vào một loại cổ phiếu nhất định của một thị trường thì không thể đánh giá được tình hình thị trường chứng khoáng của thị trường đó.1.2 Đặc điểm chung của các cổ phiếu thuộc một chỉ số chứng khoán
Các loại cổ phiếu thuộc một chỉ số chứng khoáng thường sẽ bằng hoặc gần nhau về tính chất. - Chung một ngành hoặc nhóm ngành - Tương đồng về mức hòa vốn trên thị trường - Niêm Yết cùng một Sở giao dịch chứng khoán - Ở cùng một quốc gia, một vùng lãnh thổ, sẽ đại diện và phản ảnh tình hình, xu hướng của thị trường cổ phiếu - Tính thanh khoản: tính thanh khoản tức là khả năng chuyển hóa thành tiền của cổ phiếu, tính thanh khoản càng cao thì khả năng chuyển hóa cổ phiếu thành tiền càng lớn. Thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố chẳng hạn như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, mối quan hệ cung cầu trên thị trường,... - Tính lưu thông: Tính lưu thông chính là khiến cho cố phiếu biến thành tài sản có tính chất của một tài sản cố định chẳng hạn như có thể để tặng, để cho hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác. - Tính tư bản giả: Cổ phiếu thì không phải là tiền, nó chỉ có giá trị khi nó được đảm bảo bằng tiền. Cổ phiếu có giá trị như tiền là cổ phiếu có tính tư bản giả. - Tính rủi ro cao: Tỉnh rủi phụ thược vào phụ thuốc vào tình hình kinh doanh của công ty phát hành, tình hình kinh tế - xã hội,... Tính rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn.2. Vai trò của chỉ số
3. Các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới
- Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (Dow Jones Industrial Average, DJIA) của Hoa Kỳ
- S&P 500 của Hoa Kỳ
- FTSE 100 của Anh
- CAC 40 của Pháp
- DAX của Đức
- Nikkei 225 của Nhật Bản
- Hang Seng Index của Hồng Kông
4. Đọc hiểu thị trường thông qua chỉ số chứng khoán
- Mã CK: Mã này thường sẽ là viết tắt tên của doanh nghiệp, ví dụ như ACB,... Mã CK hay còn gọi là mã chứng khoáng, đây là danh sách tên riêng của doanh nghiệp ở trên sàn giao dịch.
- Trần: Có thể hiểu một cách đơn giản đây là mức giá giao dịch (mua hoặc bán) cao nhất của nhà đầu tư trong ngày. Giá này thường được so sánh với giá tham chiếu xem tăng bao nhiêu phần trăm.
- Sàn: Tương tự như trần thì sàn chi chính là mức giá giao dịch (mua hoặc bán) thấp nhất của nhà đầu tư trong ngày. Giá này thường được so sánh với giá tham chiếu xem giảm bao nhiêu phần trăm.
- TC: TC được hiểu là mức giá lấy từ giá của phiên giao dịch gần nhất trước đó đối với tất cả các sàn trừ sàn UPCoM (Sàn Giao dịch Trung chuyển) giá sẽ được tính bằng trung bình phiên giao dịch gần nhất. Đây chính là căn cứ để tính toán giá trần và giá sàn.
- Tổng KL: Trong một phiên giao dịch tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch được gọi là tổng khối lượng hay tổng KL. Tính thanh khoản của cổ phiếu tỷ lệ thuận với tổng khối lương giao dịch.
- Bên mua: Mỗi bảng giá công ty chứng khoán sẽ có giá 1, giá 2, giá 3, 3 mức giá này sẽ có giá đặt mua tốt nhất và khối lượng tương ứng.
- Bên bán: Tương tự như bên mua bên bán cũng sẽ thể hiện 3 chào gia thấp nhất và các khối lượng mua tương ứng.
- Giá: Giá dùng để thể hiện biến động của cổ phiếu ngay trên phiên giao dịch. Giá sẽ có 3 cột cao nhất, trung bình và thấp nhất để thể hiện cho sự biến động ấy.
- Lệnh khớp: Đây là chỉ số thể hiện mức giá lệnh khớp của một cổ phiếu, gồm có giá khớp lệnh, biên độ giá so với giá tham chiếu và khối lượng lệnh khớp. Lệnh khớp này là lệnh khớp đã được nhắc đến trong phần lưu ý ở trên.
- Dư: Đây là chỉ số biểu thị ở hai chiều mua bán có bao nhiêu khối lượng chờ lệnh khớp
- ĐTNN: Đây là chỉ số thể hiện khối lượng cổ phiếu được giao dịch (gia dịch có 2 cột mua và bán) của nhà đầu tư nước ngoài.
5. Các chỉ số chứng khoán được phân loại như thế nào?
- Màu vàng: Giá bằng với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng
- Màu đỏ: Màu đỏ được hiểu là giá giảm so với giá tham chiếu của mã chứng khoán tương ứng.
- Màu tím: Khi nhìn thấy màu tím ta có thể hiểu giá kịch trần so với giá tham chiếu của mã cổ phiếu tương ứng.
- Màu xanh dương: Khi nhìn thấy màu xanh dương tức là so với giá tham chiếu của mã cổ phiếu tương ứng thì giá giảm và giảm đến mức chạm đáy.
- Màu xanh lá cây: Ngược với màu tím thì xanh lá cây thì giá chạm sàn so với giá tham chiếu của mã cổ phiếu tương ứng.
6. Cách tính chỉ số chứng khoán VN-INDEX
Trước khi biết cách tính chỉ số chứng khoáng VN-INDEX thì ta cần hiểu chỉ số này là gì. Chỉ số chứng khoán VN-INDEX là chỉ số biểu hiện sự biến động giá cổ phiếu ở HoSE. Xu hướng cổ phiếu hằng ngày của tất cả các cổ phiếu được niêm yết tại HoSE được thể hiện qua công thức tính chỉ số VN-INDEX. HoSE là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
VN-Index = (Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại / Tổng giá trị của các cổ phiếu niêm yết cơ sở) x 100 |
Giá trị của chỉ số sẽ được thay đổi khi giao dịch diễn ra vì khi đó giá cổ phiếu sẽ biến động, sự thay đổi này sẽ được so sánh sự tăng giảm so với giao dịch trước bằng phần trăm (%). Vào thời điểm diễn ra giao dịch thì chỉ số này sẽ được tính toán.
Khi thêm hoặc bớt tổng cổ phiếu giao dịch cũng sẽ làm thay đổi cơ cấu cổ phiếu thi giá trị chỉ số cũng sẽ thay đổi. Nếu khi tính bằng công thức này sẽ làm mất đi tính liên tục của chỉ số, vậy nên cần thay đổi công thức tính để đảm bảo sự liên tục cần có. Một công thức dùng chung cho các chỉ số như: VN-Index, VN Midcap, VN30-Index, VN100,…Chỉ số = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Hệ số chia |
- Hệ số chia
- Giá trị vốn hóa thị trường hiện tạI
7. Cách đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu?
Xem thêm: Cổ phiếu Blue Chip là gì? Có nên mua cổ phiếu Blue Chip không?