Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn chính xác nhất

Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh rất quan trọng. Bạn có biết cách xác định điểm hòa vốn chính xác nhất để từ đó có thể phát triển hướng kinh doanh tạo ra lợi nhuận tốt nhất? Cùng điểm lại những thông tin quan trọng về điểm hòa vốn tại đây nhé.

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn (Breakeven Point viết tắt là BEP) là một chỉ số trong cả lĩnh vực kinh doanh và tài chính được sử dụng để đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp. Tại điểm hòa vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí, hiểu đơn giản thì chính là doanh nghiệp đang không lỗ cũng không có lãi.

Điểm hòa vốn được đánh giá bởi 3 yếu tố chính: sản lượng sản phẩm đã bán ra, doanh thu tiêu thụ và thời gian hòa vốn (tính theo đơn vị thời gian).

Điểm hòa vốn có thể giúp chúng ta suy ra mức độ rủi ro và cơ hội tăng giá của cổ phần của một công ty, và cũng có thể được sử dụng để so sánh giá trị cổ phần của các công ty khác nhau. Tuy nhiên, điểm hòa vốn chỉ là một chỉ số trong nhiều chỉ số khác, và không thể đưa ra một xếp hạng hoàn toàn chính xác về giá trị của một công ty hoặc cổ phần.

Ý nghĩa của điểm hòa vốn trong kinh doanh

 

Ý nghĩa của điểm hòa vốn

Trong kinh doanh, điểm hòa vốn là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của một công ty.

Đối với nhà đầu tư: cung cấp thông tin về giá trị của công ty cho nhà đầu tư và có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định về mua hoặc bán cổ phần của công ty.

Đối với nhà sản xuất: cung cấp cho nhà sản xuất cái nhìn tổng quan và toàn diện nhất về mô hình kinh doanh của mình thông qua việc chỉ rõ:

Từ những đánh giá phân tích điểm hòa vốn đúng đắn, nhà sản xuất sẽ có thể nhận định tốt về nhu cầu sử dụng hàng hóa dịch vụ sản phẩm, từ đó có chiến lược sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp của mình.

Trong đầu tư, điểm hòa vốn còn có thể sử dụng để so sánh giá trị cổ phần của các công ty trong cùng một ngành hoặc so sánh giá trị cổ phần của các công ty trên cùng một thị trường.

Tuy nhiên, điểm hòa vốn chỉ là một trong nhiều chỉ số quan trọng trong tài chính, và không thể đưa ra một xếp hạng hoàn toàn chính xác về tình hình tài chính của một công ty. Do đó, cần phải xem xét một số chỉ số khác nhau, như lợi nhuận, tỷ lệ nợ vốn, tỷ lệ tăng trưởng,... để có một quan điểm tổng quan hơn về tình hình tài chính của một công ty.

Có mấy loại điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn trong kinh doanh và trong thị trường tài chính là không giống nhau. Bởi vậy tại Lingo.vn chúng tôi sẽ giới thiệu về 2 loại điểm hòa vốn này tới các bạn đọc.

Có mấy loại điểm hòa vốn?

Điểm hòa vốn trong kinh doanh

Trong kinh doanh, điểm hòa vốn là số tiền cần kiếm được để bù đắp chi phí bỏ ra.

Điểm hoà vốn trong kinh doanh được tính bằng cách xác định doanh thu của một sản phẩm và các loại chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.

+ Doanh thu sản phẩm được xác định bằng giá bán của 1 sản phẩm.

+ Chi phí của sản phẩm có 2 loại là:

Ta sẽ có công thức tính điểm hòa vốn như sau:

Điểm hòa vốn = Chi phí cố định : (Giá bán 1 sản phẩm - Chi phí biến đổi của 1 sản phẩm)

Điểm hòa vốn trong tài chính (thị trường chứng khoán)

Trong tài chính điểm hòa vốn là thời điểm giá gốc bằng với giá thị trường.

Khác với trong kinh doanh, BEP(điểm hòa vốn) trong chứng khoán là điểm mà tại đó số tiền bạn bỏ ra đầu tư có bao gồm cả lãi vay vốn bằng với tổng số tiền lợi nhuận bạn thu về.

Công thức tính điểm hòa vốn tại trong thị trường tài chính:

Điểm hòa vốn = (Tổng chi phí mua chứng khoán đầu tư ban đầu + Lãi vay phải trả) : Số cổ phiếu

Tức là: Nếu bạn bỏ ra 200 triệu mua 1000 mã cổ phiếu XXX tức là 200 nghìn đồng/1 cổ phiếu, trong đó 100 triệu tiền gốc của bạn và 100 triệu bạn vay với lãi suất 2%. Vậy điểm hòa vốn lúc này sẽ được tính như sau:

Điểm hòa vốn = (200,000,000 + 100,000,000*2%)/1000 = 202,000 đồng/ 1 cổ phiếu.

Do đó, khi đầu tư luôn cần phải xác định số tiền bỏ ra để mua chứng khoán và cả số tiền lãi phải trả (nếu có) nếu bạn có sử dụng đòn bẩy là lãi vay.

Cách tính điểm hòa vốn chính xác

Do cách tính điểm hòa vốn trong thị trường tài chính đã được nêu rõ ở phần trên, nên ở phần này, Lingo.vn sẽ hướng dẫn bạn các cách tính điểm hòa vốn chính xác trong kinh doanh.

Có 2 cách tính điểm hòa vốn chính xác trong kinh doanh được đề cập tới trong bài viết này đó là mô hình kinh doanh: 1 sản phẩm và nhiều sản phẩm.

Các cách tính điểm hòa vốn chính xác

Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh 1 sản phẩm

Trong kinh doanh 1 sản phẩm, chúng ta áp dụng công thức tính sau:

Điểm hòa vốn = Chi phí cố định / (Giá bán 1 sản phẩm – chi phí biến đổi của 1 sản phẩm)

Ví dụ:

Chi phí cố định trung bình 1 năm để sản xuất sản phẩm A là 300 triệu đồng (bao gồm các chi phí: lương nhân viên hàng tháng, chi phí năng lượng, chi phí khấu hoa và lãi suất)

Chi phí biến đổi là 30.000 đồng/1 sản phẩm (bao gồm chi phí nguyên vật liệu và các phụ phí khác)

Giá bán dự kiến là 90.000 VNĐ/sản phẩm

Như vậy, điểm hòa vốn  = 300,000,000/(90,000 - 30,000)= 5,000 (sản phẩm).

Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhiều sản phẩm

Nếu doanh nghiệp sản xuất một lúc nhiều sản phẩm khác nhau thì sẽ tính điểm hòa vốn cho từng sản phẩm, xác định điểm hòa vốn theo các bước sau:

Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ theo công thức

Tỷ lệ của mặt hàng (n) = (Doanh thu của mặt hàng (n) : Tổng doanh thu của cả doanh nghiệp)x100%

Bước 2: Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của từng loại sản phẩm

Phương pháp số dư đảm phí dựa trên nguyên tắc: Cứ một sản phẩm tiêu thụ cung cấp một số dư đảm phí (p-v).

% số dư bình quân đảm phí = Tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng (n) x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng (n)

Bước 3: Xác định doanh thu hòa vốn chung theo công thức

Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí : Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

Bước 4: Xác định doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng theo công thức:

Doanh thu hòa vốn mặt hàng (n) = Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ kết cấu mặt hàng n

Từ đó tính sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm (n) theo công thức:

Sản lượng hòa vốn của mặt hàng (n) = Doanh thu hòa vốn sản phẩm (n) : giá sản phẩm (n)

Doanh thu an toàn và thời gian hòa vốn

Doanh thu an toàn

Doanh thu an toàn là doanh thu trong khả năng chấp nhận trước khi doanh nghiệp bị lỗ.

Doanh thu hòa vốn (Break even revenue) là doanh thu đạt được bằng với chi phí bỏ ra tại mức sản lượng hòa vốn.

Công thức tính doanh thu an toàn:

Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hoà vốn

Doanh thu hòa vốn được tính theo công thức sau: 

Doanh thu hòa vốn = Chi phí cố định : Tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí= Tổng số dư đảm phí : Tổng doanh thu

Thời gian hòa vốn

Thời gian hoà vốn (Payback Period viết tắt là PP) là số thời gian cần thiết cụ thể là trong một kỳ kinh doanh để đạt được doanh thu hoà vốn. Xác định thời gian hòa vốn giúp cho người quản lý định hướng được thời gian doanh nghiệp sẽ đạt điểm hoà vốn, từ đó đưa ra các biện pháp và chiến lược kinh doanh cụ thể đạt hiệu quả tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ, rút ngắn được thời gian hoà vốn. 

Công thức tính thời gian hòa vốn:

Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu / Thu nhập ròng 1 năm

Trong đó:

Thu nhập ròng 1 năm = Khấu hao 1 năm + Lợi nhuận sau thuế 1 năm

Thời gian hoàn vốn là chi phí đầu tư chia cho dòng tiền hàng năm. Một dự án có thời gian hòa vốn ngắn sẽ giúp doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư nhanh chóng thu hồi chi phí ban đầu và đạt lợi nhuận nhanh hơn.

Ưu điểm và hạn chế của việc phân tích điểm hòa vốn

Ưu điểm của việc phân tích điểm hòa vốn

Ưu điểm của việc phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn có nhiều lợi thế cho nhà đầu tư và các công ty hoặc tổ chức, có thể kể đến như:

Hạn chế của việc phân tích điểm hòa vốn

Hạn chế của việc phân tích điểm hòa vốn

Bên cạnh những lợi ích của việc phân tích điểm hòa vốn thì vẫn còn có một số hạn chế sau:

Cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn

Đồ thị hòa vốn (Breakeven Chart) là một phần quan trọng của việc phân tích điểm hòa vốn, thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí của một công ty, Khi làm báo cáo định kỳ, doanh nghiệp cần thể hiện điểm hòa vốn trên đồ thị để dễ điểm dàng phân tích có thể tham khảo cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn dưới đây:

Bước 1: Vẽ trục tọa độ. Trong đó trục Ox đại diện cho sản lượng hoạt động, trục Oy đại diện cho doanh thu.

Bước 2: Vẽ đồ thị tổng chi phí = Chi phí biến đổi * sản lượng và vẽ đồ thị Tổng doanh thu = Sản lượng * Giá bán. Giao điểm của doanh thu và chi phí sẽ là điểm hòa vốn BEP.

Cách vẽ đồ thị điểm hòa vốn

Những lưu ý khi tính điểm hòa vốn trong kinh doanh

 

Những lưu ý về điểm hòa vốn

Khi kinh doanh tính điểm hòa vốn, cần lưu ý một số điều sau:

- Mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá cả và khối lượng sản phẩm là các yếu tố mật thiết trong sản xuất kinh doanh và xác định điểm hòa vốn. Và doanh thu sản phẩm cũng ảnh hưởng trực tiếp tới điểm hòa vốn.

- Khi các chi phí (cố định và biến đổi) được giảm xuống, doanh nghiệp có thể hạ thấp được điểm hòa vốn của mình mà không cần tăng giá sản phẩm.

- Doanh thu là 1 trong 3 yếu tố chính để xác định điểm hòa vốn, khi doanh thu bị ảnh hưởng do dịch bệnh, suy thoái kinh tế ... sẽ là rủi ro khiến doanh nghiệp không thể đáp ứng điểm hòa vốn.

- Thường các doanh nghiệp thương mại hay người đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều hơn 1 sản phẩm hay 1 mã cổ phiếu nên việc xác định điểm hòa vốn sẽ phức tạp hơn.

- Thời gian hòa vốn càng được rút ngắn thì mức độ chính xác của điểm hòa vốn càng cao, tránh được các rủi ro khác như tiền lãi vay tăng, chi phí biến đổi tăng,... sẽ giúp doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn sớm hơn.

Từ bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết về điểm hòa vốn, các ưu - nhược điểm khi bạn sử dụng điểm hòa vốn để đưa ra các chiến lược đầu tư kinh doanh cho cá nhân và doanh nghiệp. Lingo.vn mong muốn giúp bạn có thể đưa ra được cách xác định điểm hòa vốn chính xác nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm: Quỹ mở là gì? Những kiến thức cần biết về quỹ mở