Số thẻ ngân hàng là gì? Cách xem số thẻ ngân hàng của bạn nhanh nhất
Số thẻ ngân hàng là gì? Cấu trúc, cách sử dụng như thế nào? Cùng với những hướng dẫn cách chuyển tiền và vài điểm về
số thẻ ngân hàng mà khách hàng cần biết sẽ được đề cập chi tiết ngay sau đây.
Số thẻ ngân hàng là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì số thẻ ngân hàng là dãy số được ngân hàng cấp cho khách hàng thông qua hình thức in dãy số này lên thẻ được ngân hàng phát hành hay còn gọi là thẻ ATM.
Dãy số trên thẻ ngân hàng thường được cấp là từ 12 - 19 số, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về các cụm số trên thẻ ngân hàng này có những ý nghĩa và tác dụng gì ở phần sau.
Trước tiên, cùng phân biệt rõ số thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng. Bởi hiện nay vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này. Mời bạn xem tiếp phần tiếp theo nhé.
Phân biệt số thẻ và số tài khoản ngân hàng
Số thẻ ngân hàng và số tài khoản ngân hàng được phân biệt dựa vào những yếu tố sau:
Số thẻ ngân hàng |
Số tài khoản ngân hàng |
Được in trực tiếp lên thẻ ngân hàng/thẻ ATM |
Được ngân hàng cung cấp trực tiếp cho khách hàng qua mail hoặc thẻ, tờ giấy có chứa dãy số tài khoản. |
Gồm dãy số từ 12 - 19 số. Có cấu trúc 4 phần |
Gồm dãy số 8 - 15 số tùy theo quy định của ngân hàng. Cấu trúc chia làm 2 phần |
Được dùng trong việc quản lý của ngân hàng và có khả năng giao dịch rút tiền, chuyển tiền. |
Được dùng trong các giao dịch chuyển tiền - nhận tiền, thanh toán hóa đơn... của khách hàng. |
Dùng để chuyển tiền nhanh trong các hệ thống liên kết của NAPAS và kết nối các ví điện tử như Momo, Zalo Pay, Viettel Pay… |
Dùng để liên kết ví điện tử trong một vài trường hợp. |
Qua bảng phân tích trên, chắc hẳn cá bạn đã nhận rõ sự khác biệt giữa số thẻ ngân hàng và số tài khoản ngân hàng đúng không nào?
Cách xem số thẻ ngân hàng
Nếu bạn nào thường hay thanh toán trực tuyến, sẽ được yêu cầu nhập số thẻ ngân hàng. Vậy là thế nào để xem số thẻ ngân hàng? Rất đơn giản, bạn chỉ cần tìm thẻ và xem lại số thẻ ngân hàng được in trên thẻ. Dãy số từ 12 - 19 số được in ngay trên mặt trước của thẻ, rất dễ nhìn thấy bạn nhé. Đây cũng là cách duy nhất hiện nay
Vậy trong trường hợp bạn không thẻ tìm thấy thẻ ATM của mình và cũng không nhớ dãy số thẻ ngân hàng khá dài này hoặc bạn bị mất thẻ ngân hàng rồi thì nên làm như thế nào? Trong trường hợp này, bạn cần gọi lên ngân hàng phát hành thẻ yêu cầu khóa thẻ và phát hành thẻ mới cho bạn.
Một mẹo nhỏ cho bạn hay sử dụng số thẻ là mình thường chụp ảnh thẻ hoặc lưu trực tiếp dãy thẻ vào danh bạ điện thoại để tiện khi sử dụng không mất thời gian đi tìm thẻ. Tuy nhiên, cách này không áp dụng với các bạn mất thẻ nhé, khi mất thẻ bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng để khóa thẻ, tránh bị kẻ xấu nhặt được có thể tiềm ẩn nguy cơ mất tiền trong thẻ của bạn.
Xem thêm: Mã CSC là gì? 5 cách bảo mật mã CSC an toàn nhất
Cấu trúc của một số thẻ ngân hàng cơ bản
Cấu trúc của một số thẻ ngân hàng cơ bản hiện nay ở Việt Nam gồm có 2 mặt: trước và sau của thẻ. Mỗi mặt lại chứa các thông tin khác nhau, như sau:
Cấu trúc số thẻ ngân hàng
- Mặt trước:
+ Tên ngân hàng phát hành thẻ: Ví dụ ngân hàng Vietcombank, Techcombank, Sacombank, BIDV...
+ Chip gắn trên thẻ: dùng để mã hóa các thông tin của khách hàng, tránh bị đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng.
+ Dãy số thẻ: Là dãy số từ 12 - 19 số tùy theo mỗi ngân hàng được in trên thẻ ATM.
+ Tên chủ thẻ: Tên người sở hữu thẻ.
+ Loại thẻ: Visa, Master, Napas ....
- Mặt sau: Mặt sau có dãy số mã xác nhận thẻ. Hay còn gọi là mã CVV/CVC, là dãy số gồm 3 chữ số. Các bạn nào thanh toán qua các cổng thanh toán trực tuyến thẻ sẽ thấy yêu cầu nhập mã số xác nhận thẻ này.
Ý nghĩa của số thẻ ngân hàng
Dãy số thẻ ngân hàng không chỉ đơn thuần là một dãy số ngẫu nhiên, nó được sử dụng chia nhỏ là 4 cụm để thuận tiện cho việc quản lý. Các ý nghĩa của số thẻ ngân hàng như sau:
- Cụm 4 số đầu: được gọi là BIN, là mã ấn định của nhà nước. Ở Việt Nam thông thường hay sử dụng dãy 4 số đầu là 9704 (chỉ là thường dùng hơn chứ không phải là duy nhất các bạn nhé).
- Cụm 2 chữ số tiếp: là mã ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ có mã khác nhau.
- Cụm 4 chữ số tiếp: là số CIF của khách hàng.
- Cụm các số còn lại ( từ 2 - 9 số): được dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.
Từ việc phân định rõ các dãy số trên sẽ giúp các ngân hàng và cơ quan quản lý thuận tiện trong việc quản lý khách hàng một cách dễ dàng nhất.
Dùng số thẻ ngân hàng khi nào?
Số thẻ ngân hàng hiện nay được dùng chủ yếu trong các trường hợp sau:
- Thanh toán online: Thẻ ngân hàng thường được dùng khi thanh toán tại các cổng thanh toán trực tuyến, trên các sàn thương mại điện tử. Khi thanh toán tại đây, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp dãy số thẻ ngân hàng chứ không phải thẻ tài khoản và mã CVV/CVC.
- Chuyển khoản: được áp dụng cho hệ thống ATM, Internet Banking, Mobile Banking, bạn có thể chuyển khoản được qua số thẻ ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản.
- Kết nối các ví điện tử, các app mua sắm: Cũng gần tương tự như thanh toán online, các bạn cũng sử dụng dãy số thẻ ngân hàng in trên thẻ để kết nối các ví điện tử như Momo, Zalo Pay...
Ngoài ra, trước đây thẻ ngân hàng là phương pháp rút tiền nhanh duy nhất được áp dụng tại các cây ATM. Tuy nhiên, hiện nay các bạn có thể không cần dùng thẻ vẫn có thể thực hiện thao tác rút tiền qua QR code, ứng dụng Mobile của ngân hàng...
Nên dùng số thẻ hay số tài khoản khi chuyển tiền?
Tại mục phân biệt số tài khoản ngân hàng và số thẻ ngân hàng bạn có thể thấy rằng, cả 02 số này đều có thể chuyển tiền. Vậy nên chuyển số thẻ ngân hàng hay số tài khoản?
Thực ra thì 02 cách chuyển tiền này có giá trị ngang nhau, khi chuyển tiền thanh toán, mục đích chuyển tiền của cả 2 phương pháp đều sử dụng và áp dụng được.
Tuy nhiên, trong thị trường nội địa hiện nay thì đa số mọi người hay sử dụng phương pháp chuyển tiền số tài khoản hơn. Vì khi chuyển tiền số tài khoản, bạn dễ dàng thực hiện khi có internet-banking hay mobile-banking mà không cần phải nhớ dãy số tài khoản, vì có thể kiểm tra dễ dàng số tại khoản tại cả internet-banking và mobile- banking.
Dùng số thẻ ngân hàng thanh toán
Còn nếu bạn mua sắm tại các sàn thương mại điện tử quốc tế và nội địa thì số thẻ ngân hàng được sử dụng thuận tiện hơn. Bạn chỉ cần nhập số thẻ ngân hàng theo hướng dẫn tại cổng thanh toán của các sàn mua sắm trực tuyến quốc tế như Ebay, Amazon... hay nội địa Lazada, Tiki... đều được.
Nhìn chung, việc chuyển tiền bằng số tài khoản ngân hàng hay số thẻ ngân hàng chỉ đều là cách thức thanh toán, bạn lựa chọn xem phương thức nào thuận tiện cho bạn theo từng trường hợp.
Hướng dẫn chuyển tiền qua số thẻ ATM
Đa số các khách hàng đều chuyển tiền qua số tài khoản, nên có một số vẫn còn đang chưa quen cách chuyển tiền qua số thẻ ATM (số thẻ ngân hàng).
Lingo xin được hướng dẫn chuyển tiền qua số thẻ ATM với các thao tác đơn giản sau:
Khi thanh toán online:
- Chọn phương thức thanh toán "Thẻ ATM nội địa/ Internet Banking" (Thanh toán qua cổng Napas);
- Nhập tên ngân hàng phát hành thẻ;
- Nhập dãy số thẻ ngân hàng được in trên thẻ (gồm dãy số từ 12 - 19 số);
- Nhập mã CVV/CVC (mã xác nhận) mặt sau thẻ: gồm 3 chữ số;
- Xác nhận thanh toán qua mã OTP gửi về và tiến hành thanh toán.
Khi thanh toán tại POS:
- Đưa thẻ vào máy POS để thanh toán;
- Nhập số tiền cần thanh toán;
- Nhập mật khẩu số thẻ ATM;
- Tiến hành giao dịch và nhận lại thẻ của bạn.
Khi chuyển tiền tại cây/máy ATM:
- Cho thẻ ATM vào trong cây/máy ATM;
- Nhập mật khẩu đăng nhập;
- Chọn tính năng "Chuyển tiền/Chuyển khoản";
- Chọn chức năng "Chuyển khoản ngoài" (nếu chuyển khác ngân hàng)
- Nhập tên ngân hàng, số tài khoản, số tiền cần chuyển;
- Thực hiện giao dịch chuyển tiền;
- Xác nhận giao dịch, giao dịch thành công;
- Chọn In/ Không in biên lai;
- Nhận lại thẻ ATM.
Hướng dẫn chuyển tiền qua số thẻ ATM
Qua hướng dẫn bạn có thể hiểu được sơ bộ cách sử dụng thẻ ATM để chuyển khoản, giúp bạn sẽ dễ dàng tiến hành giao dịch bằng thẻ ATM được nhanh chóng hơn.
Mất số thẻ ATM có sao không? Cách xử lý
Mất số thẻ ATM có sao không?
Thường thì mọi người hay có suy nghĩ là mất thẻ nhưng người nhặt thẻ không biết mật khẩu thì sẽ không sao, điều này nghe có vẻ đúng. Tuy nhiên, không đủ đảm bảo an toàn cho tiền của bạn.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên báo tới ngân hàng ngay sau khi phát hiện mất số thẻ ATM sớm nhất. Nếu chẳng may người nhặt được thẻ của bạn vô tình có mật khẩu của bạn thì bạn sẽ bị rút tiền còn trong tài khoản của bạn.
Cách tốt nhất là khóa thẻ, bởi khi thẻ được khóa thì chiếc thẻ đã hoàn toàn vô hiệu hóa, lúc này mới đảm bảo việc giữ lại số tiền trong thẻ của bạn.
Cách xử lý khi mất số thẻ ATM
Khi bị mất thẻ ATM, để tránh bị đối tượng xấu nhặt được bạn cần tiến hành khóa thẻ càng sớm càng tốt. Bạn có thể khóa thẻ theo các cách sau:
Cách xử lý khi mất số thẻ ngân hàng là tiến hành khóa thẻ
- Gọi điện thoại lên tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ và yêu cầu khóa thẻ. Nhân viên tư vấn sẽ hỏi bạn một số thông tin như họ tên, số CMND/CCCD, ngày sinh,... để xác nhận đúng chủ thẻ và tiến hành khóa thẻ lại cho bạn.
- Thực hiện khóa thẻ Online tại Internet Banking, Mobile Banking.
- Khóa thẻ tại quầy giao dịch của ngân hàng.
Ngoài ra, một số ngân hàng hiện nay có thể khóa thẻ ATM tại máy ATM qua mã QR code, các bạn cũng có thể sử dụng khóa thẻ theo cách này.
Với các kiến thức ngân hàng về số thẻ ngân hàng tại bài viết này, hy vọng sẽ mang lại hữu ích cho các bạn. Và Lingo mong nhận được sự ủng hộ của các bạn tại các chủ đề sau.
Xem thêm: Ân hạn nợ gốc là gì? Quy định pháp luật về thời gian ân hạn nợ gốc