Tiêu sản là gì? 5 bí kíp biến tiêu sản thành tài sản hay nhất
Trong thế giới hiện tại, chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng lên, và một trong những nguyên nhân chính của sự chênh lệch này là việc người giàu có khả năng quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, biết cách sử dụng tiền một cách hợp lý để tạo ra thu nhập. Điều này phản ánh qua sự hiểu biết của họ về tài sản và tiêu sản. Tìm hiểu sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản có thể giúp bạn quản lý tiền của mình một cách thông minh và tiết kiệm hơn.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản, và trả lời câu hỏi liệu có nên mua tiêu sản hay không. Biết được sự khác nhau giữa tiêu sản và tài sản, có thể giúp bạn chi tiêu hợp lý hơn, tiết kiệm hiệu quả hơn. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau của tài sản và tiêu sản, và trả lời câu hỏi có nên mua tiêu sản hay không.
Tiêu sản, tài sản là gì?
1. Tiêu sản là gì?
Tiêu sản (liabilities) là những thứ bạn bỏ tiền ra để sở hữu, ngay thời điểm bạn mua chúng đã khiến bạn từ bỏ một phần quỹ tài chính của mình. Tuy nhiên sau thời gian bạn lại dùng tài chính của mình để duy trì chúng, và giá trị của chúng cũng sẽ bị giảm theo thời gian. Ví dụ như xe, bạn sẽ tốn tiền bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa… Tiêu sản có thể mang lại giá trị, nhưng thấp hơn nhiều so với chi phí ban đầu bạn phải bỏ ra.
Hiểu một cách đơn giản, tiêu sản là nhưng vật dụng, thiết bị, đồ dùng mà bạn bỏ tiền ra để mua và duy trì chúng, và chúng không hoặc ít tạo ra giá trị vật chất so với giá trị ban đầu bỏ ra. Tiêu sản thường phục vụ những nhu cầu bức thiết của cuộc sống hàng ngày.
2. Tài sản là gì?
Tài sản, giống với tiêu sản ở chỗ bạn cũng phải bỏ tiền ra để mua và sở hữu chúng, nhưng khác là, trong tương lai, tài sản có thể sinh lời và mang lại giá trị vật chất cho bạn, giá trị bằng hoặc hơn so với giá trị bạn bỏ ra lúc ban đầu. Do vậy, tài sản có tính tăng trưởng về mặt giá trị, mang lại thu nhập cho người sở hữu, được nhiều người lựa chọn sở hữu hơn.
Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, tài sản sẽ bao gồm động sản và bất động sản. Và tài sản có thể dưới dạng tài sản hiện có của người sở hữu hoặc tài sản được hình thành trong tương lai.
3. Ví dụ về tài sản và tiêu sản
Để có hình dung rõ hơn về 2 thuật ngữ này, Lingo sẽ cung cấp cho bạn một vài ví dụ sau:
Ví dụ về tài sản:
- Cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu… bạn chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nhỏ để mua với giá trị thấp, sau một thời gian tài sản này sẽ tăng giá dựa theo thị trường, mang lại lợi nhuận cho người sở hữu. Thậm chí bạn còn được chia cổ tức từ số lượng chứng khoán mà bạn sở hữu.
- Nhà đất, hay bất động sản, bạn có thể mua với giá 1, sau thời gian giá trị mảnh đất sẽ tăng, bạn có thể bán ở giá 2, 3 hoặc hơn để kiếm lời
- Kinh doanh: mở cửa hàng bán đồ ăn, sau một thời gian cũng có thể đem lại cho bạn lợi nhuận và doanh thu cho chủ sở hữu.
Ví dụ về tiêu sản:
- Điện thoại di động: Bởi lẽ khi mua và dùng thì điện thoại sẽ mất giá trị hoặc bán ra với giá rẻ đi so với giá mua mới. Ngoài ra, điện thoại cũng có khuynh hướng sẽ giảm khi những tính năng mới xuất hiện
- Ô tô cũng là một loại tiêu sản. Khi bạn sẽ phải trả những phí sửa chữa, bảo trì, dầu bôi trơn, vệ sinh và chăm sóc định kỳ.
- Các khoản vay tài chính cũng là một loại tiêu sản. Bởi bạn phải có một khoản tiền mỗi tháng để dành chi trả lãi suất.
Xem thêm: Vốn là gì? Các loại vốn phổ biến trên thị trường hiện nay
Phân biệt tiêu sản và tài sản? Ví dụ
Phân biệt tiêu sản và tài sản
Qua những ví dụ cơ bản ở trên, bạn đọc có thể hiểu đôi phần về tài sản và tiêu sản.
2 thuật ngữ này là 2 mặt của tài chính, cùng phải bỏ tiền để mua hoặc sở hữu, tuy nhiên có nhiều tính chất và đặc điểm khác nhau. Phân biệt tài sản và tiêu sản sẽ giúp bạn có tầm nhìn đúng đắn để quản lý tiền một cách hiệu quả nhất.
Có một số khác biệt lớn giữa tài sản và tiêu sản. Tài sản sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai, trong khi tiêu sản sẽ giảm dần về giá trị, bào mòn tiền của chủ sở hữu
Một số ví dụ phân tích cụ thể về tài sản:
- Bạn mua một loại cổ phiếu, và giá trị của nó dần tăng lên. Trong tương lai, bạn có thể kiếm lời nhờ việc bán chúng.
- Bạn mua một căn nhà với giá rẻ, tu sửa và cho thuê hàng tháng, bạn đã có thể kiếm được tiền hời sau một thời gian cho thuê. Số tiền đó có thể chỉ vừa đủ để trang trải các khoản đầu tư bình thường khác nhưng theo thời gian, nó chắc chắn sẽ hoàn vốn đầu vào cho bạn.
Một số phân tích cụ thể về tiêu sản:
- Bạn mua một chiếc xe máy để di chuyển đây đó. Ngoài số tiền vốn ban đầu bạn cần bỏ ra để mua xe, bạn nhận ra mình phải đầu tư thêm một khoản nhỏ cho việc bảo dưỡng, chăm sóc, kiểm tra, bơm xăng thay dầu, bảo hiểm… Và số tiền đó không cách nào lấy lại hoặc bù đắp được cho dù bạn lựa chọn bán xe đi chăng nữa.
- Bạn mua một bộ quần áo khá xa xỉ. Nó sẽ bị hao mòn theo thời gian với sức giặt về độ bền và chất lượng vải. Ngoài đó bạn sẽ phải chi cho dịch vụ giặt giũ và các khoản phụ phí khác như tiền điện, nước, giặt ủi… Cho dù bạn bán nó đi, bạn cũng không thể bán với giá trị ban đầu của chiếc váy, bởi nó đã bị sử dụng rồi, độ mới không còn như ban đầu.
Tuy nhiên, nếu bạn xác định mua xe để kinh doanh ngoài việc di chuyển hàng ngày, như làm thêm nghề giao hàng, vận chuyển,… Bạn có thể thu được vốn từ việc kinh doanh, nhưng cũng chỉ đủ để bù cho khoản bảo dưỡng xe. Làm lâu thì chiếc xe có thể cho bạn lợi nhuận từ việc kinh doanh đó. Lúc này, từ tiêu sản, chiếc xe đã biến thành tài sản và là công cụ kiếm cơm của bạn.
Chúng ta ai cũng cần sở hữu tư sản vì đó là nhu cầu cuộc sống hàng ngày và cấp thiết cho đời sống như nhu cầu ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi…
Tuỳ từng giai cấp xã hội mà chúng ta sẽ có mức tiêu cho tài sản và tiêu sản khác nhau, và sự khác nhất là về tiền dư:
- Người giàu sẽ dành tiền để mua thật nhiều tài sản mà sẽ tăng giá trị theo thời gian. Coi như một khoản đầu tư lớn.
- Người ở giới trung lưu thường tập trung mua nhà ở, xe cộ. Họ nghĩ rằng căn nhà chính là tài sản của họ, nhưng thực ra nó là tiêu sản.
- Người không có điều kiện tài chính thường dùng tiền lương/tài chính của mình để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như phí sinh hoạt, và thông thường tiền dư của họ không nhiều, cũng không đủ để mua tài sản hay tiêu sản.
Tài sản nó khác tiêu sản ở chỗ sinh lời cho người sở hữu, và theo quan điểm của Robert Kiyosaki thì tài sản là tất cả những gì bạn bỏ tiền túi ra để mua và chúng sẽ mang lại tiền cho bạn trong tương lai. Như ví dụ về mua xe để làm việc (giao hàng, vận chuyển) hay mua nhà để kinh doanh (cho thuê) chính là cách để biến tiêu sản thành tài sản.
Trong cuộc sống thường ngày, cá nhân mỗi người không thể chỉ có tiêu sản hoặc tài sản. Mọi thứ cần được cân bằng và tùy vào điều kiện tài chính của mỗi cá nhân. Những người có tầm nhìn dài hạn thường có nhiều tài sản, và họ luôn tìm cách đầu tư phát sinh và kiếm cách sinh lời từ những tài sản họ mua.
Vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ khi mua tài sản hoặc tiêu sản. Bởi tài sản thường không rẻ, nhưng có thể sinh lời. Nếu dành quá nhiều cho tiêu sản, bạn sẽ phải trả thêm các chi phí phát sinh khác, dẫn đến eo hẹp tài chính và giảm khả năng mua tài sản của bạn.
Nên mua tiêu sản không? Tại sao?
Người giảu có điều kiện và hiểu biết, họ mua nhiều tài sản. Họ biết cách chi tiêu, sử dụng tiền hợp lý và hiệu quả để tích góp đầu tư, sở hữu tài sản. Nhưng cũng đừng vì suy nghĩ đó mà nghĩ tiêu sản có hại. Tiêu sản có thể phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giải trí, học tập, vui chơi của con người, có thể giúp bạn làm việc năng suất hơn. Đôi khi việc chi tiền có các tiêu sản cũng giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bạn.
Chung qui lại, chi tiêu cho tiêu sản là điều cần thiết và quan trọng không thể loại bỏ, nhưng cũng là sự lựa chọn của mỗi người. Mỗi người cần xác định nhu cầu và những giá trị cần có của bản thân để hợp lý và hiệu quả chi tiêu hơn.
Cách biến tiêu sản thành tài sản hiệu quả
Biến tiêu sản thành tài sản
Để biến tiêu sản thành tài sản, bạn cần biết cách biến chúng thành công cụ kinh doanh, trở nên có giá trị và đem lại nguồn lực tài chính cho bạn. Như ví dụ dễ hiểu ở trên, nếu bạn mua nhà nhưng chưa có nhu cầu ở, bạn có thể cho người khác thuê lại, tiện để giữ gìn căn nhà không bị xuống cấp, cốt là để có thêm nguồn tiền chi tiêu hàng tháng cho cá nhân.
Ngoài ra với các tiêu sản như thiết bị cá nhân (điện thoại, máy tính,…) bạn hãy tận dụng chúng để kiếm tiền như live-stream, làm thêm online, kinh doanh online,… Khai thác triệt để giá trị của những tiêu sản, bạn hoàn toàn có thể biến chúng thành tài sản của mình. Hãy biến tiêu sản thành công cụ để ta đạt được tài sản.
Ngoài ra còn có một số cách làm sau đây Lingo muốn chỉ bạn:
1. Đầu tư vàng online
Thay vì mua vàng vật chất, giữ trong nhà đợi đến khi giá vàng tăng mới bán để lãi, hiện nay nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư vàng online nhờ công nghệ số. Bằng việc sử dụng một thiết bị thông minh có kết nối Internet, bạn có thể giao dịch vàng trực tuyến thông qua các sàn giao dịch và theo dõi giá vàng trong nước và quốc tế.
Đầu tư vàng online cho phép dòng tiền của bạn liên tục hoạt động và tăng trưởng một cách bền vững, giúp tăng thu nhập và tài sản hơn là để vàng nằm im trong két sắt như một khoản tiết kiệm.
2. Đầu tư bất động sản online
Nếu bạn có mảnh đất hoặc căn nhà mà chỉ đang sử dụng với mục đích cư trú, bạn sẽ phải đóng các khoản chi phí như điện, nước, cải tạo, nâng cấp… theo thời gian. Lúc này, ngôi nhà/ mảnh đất với bạn đang là tiêu sản.
Hãy dùng mảnh đất/ngôi nhà đó với mục đích kinh doanh, biến tiêu sản thành tài sản. Bằng cách đầu tư online, người bán và người mua có thể kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền thông hay qua mạng xã hội. Ngay cả khi bạn đang ở Hà Nội, bạn có thể kinh doanh đất/ nhà ở miền Nam hoặc miền Trung của Tổ quốc.
3. Đầu tư chứng khoán online
Cũng tương tự các loại tài sản khác như đất đai hay nhà cửa, cổ phiếu là một lựa chọn phổ biến nhất để sở hữu tài sản. Bạn có thể kiếm được tiền khi giá cổ phiếu tăng lên, nhưng bạn có thể mất tiền nếu giá chúng bị giảm xuống.
Từ khi dịch bệnh bùng nổ, càng ngày càng nhiều người lựa chọn đầu tư cổ phiếu vì không thể kiếm thêm thu nhập ở nhà. Việc đầu tư trực tuyến tăng vọt trong 10 tháng đầu của năm 2021.
Tuy vậy, việc đầu tư này cũng cần có kinh nghiệm vì chúng cũng khá rủi ro khi tiền của bạn sẽ phụ thuộc vào việc tăng và giảm giác của các mã cổ phiếu. Cách tốt nhất, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về thị trường trước khi đầu tư.
Bí quyết chi tiêu cần rút ra
Để
quản lý và nắm rõ tình hình chi tiêu, bạn cần phân biệt tài sản và tiêu sản một cách rõ ràng. Bởi đây là sẽ là những tiêu chí để mỗi lần bỏ tiền ra chi tiêu/đầu tư bạn sẽ nhìn vào để đánh giá một cách trực quan nhất. Lingo có thể gợi ý cho bạn một vài cách để biến việc chi tiêu trở nên hiệu quả hơn:
- Thay đổi tư duy về cách sử dụng dòng tiền: Người giàu mãi giàu và người nghèo mãi nghèo. Việc phân chia giai cấp như vậy không chỉ dựa vào lượng tài sản mà họ có, mà còn có thể hiểu về sự khác biệt tư duy trong từng giai cấp. Chỉ cần thay đổi tư duy, dù bạn có ít tài chính cũng có thể sở hữu tài sản, tuy không nhiều nhưng chắc chắn giúp bạn sinh lời về sau.
- Rèn luyện cách sống tối giản: Đây cũng là một cách để hạn chế chi tiền vào “tiêu sản”. Tức bạn chỉ cần mua những món đồ cần thiết với nhu cầu và đáp ứng chất lượng tối thiểu của cuộc sống, không cần thiết phải hướng tới một cuộc sống xa xỉ. Xác định thứ bạn “cần” và thứ bạn “muốn” chính là bước đầu tiên.
- Lập kế hoạch tài chính cá nhân cho từng giai đoạn: Việc này giúp bạn định hướng được mục tiêu với tài chính (độc lập/ổn định tài chính) và xác định chi tiêu rõ ràng hơn.
- Đa dạng hoá nguồn thu nhập: Như đã chia sẻ, bạn đừng nên dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập cũng chính là tạo ra lối đi cho bản thân. Càng nhiều nguồn thu nhập, bạn càng có nhiều cơ hội và lựa chọn trong việc tạo ra lợi nhuận.
- Tận dụng tối đa thời gian của bạn cũng như cách bạn tận dụng tối đa giá trị của các tiêu sản bạn có: Mỗi người chỉ có 24h, biết cách dùng thời gian hợp lý, bạn có thể trở nên năng suất và thành công hơn bao người. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, làm vài việc nhỏ như trau dồi kiến thức hoặc kiếm thêm thu nhập từ những việc nhỏ cũng giúp bạn nâng cấp bản thân và tài chính cá nhân rồi.
Bài viết này giải thích hai khái niệm tài sản và tiêu sản là gì và đưa ra ví dụ để phân biệt rõ ràng hơn. Tài sản có thể mang lại giá trị vật chất và tăng trưởng giá trị trong tương lai, trong khi tiêu sản thường không tạo ra giá trị vật chất và của chúng giảm theo thời gian. Bài viết cũng khuyên bạn nên biết phân biệt giữa hai khái niệm này để quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Lingo mong bài viết phần nào đáp ứng được nhu cầu kiến thức của bạn đọc, rất mong nhận được những chia sẻ từ bạn để nâng cao kiến thức của Lingo về chủ đề này.
Xem thêm: Thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng chuẩn nhất