Vì sao cần quan tâm đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc?
Bạn có biết các Ngân hàng Thương mại đều phải có dự trữ bắt buộc được quy định bởi Ngân hàng Trung ương? Vậy
dự trữ bắt buộc là gì? Vì sao cần phải dự trữ bắt buộc? Cũng như các giải đáp về các trọng điểm xung quanh dự trữ bắt buộc là gì? Mời các bạn đón đọc bài viết sau đây.
Dự trữ bắt buộc là gì?
Dự trữ bắt buộc là số tiền dự trự được Ngân hàng Nhà nước quy định
Theo Khoản 1 Điều 14 Mục 1 Chương III Luật số: 46/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định:
- Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements) là số tiền gửi mà các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác được yêu cầu phải giữ lại với Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
- Tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi được Ngân hàng Nhà nước trả lãi theo quy định.
- Ngân hàng Nhà nước thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau.
Các đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc
Các đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc
Những đối tượng chính thực hiện dự trữ bắt buộc
Lingo.vn xin trích theo Luật định tại Điều 2, Thông tư số: 30/2019/TT-NHNN ban hành ngày 27/12/2019 để đảm bảo tính chính xác:
- Tổ chức tín dụng
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
- Trừ các tổ chức tín dụng quy định sau đây:
+ Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
+ Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
+ Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.
Các quy định về dự trữ bắt buộc có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia và loại tổ chức tài chính.
Vì sao cần phải dự trữ bắt buộc?
Vì sao cần phải dự trữ bắt buộc
Mục đích chính của dự trữ bắt buộc là để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính trong quốc gia. Dự trữ bắt buộc là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Dưới đây là những lý do chính để thực hiện dự trữ bắt buộc:
- Bảo đảm tính thanh khoản: Việc thực hiện dự trữ bắt buộc giúp các tổ chức tài chính đảm bảo rằng họ có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng và các nghĩa vụ tài chính khác.
- Ngăn ngừa rủi ro tài chính: Dự trữ bắt buộc giúp giảm thiểu các rủi ro tài chính, bảo vệ người vay và các bên liên quan khác khỏi nguy cơ mất tiền và các hậu quả tiêu cực khác.
- Tăng cường tính ổn định của hệ thống tài chính: Dự trữ bắt buộc cải thiện tính ổn định của hệ thống tài chính bằng cách đảm bảo rằng các tổ chức tài chính không quá nợ nần và luôn có đủ vốn để hoạt động bình thường.
- Giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính: Trong trường hợp khủng hoảng tài chính, dự trữ bắt buộc giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế.
- Cải thiện chính sách tiền tệ: Dự trữ bắt buộc là một công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả cho chính phủ và ngân hàng trung ương để kiểm soát lạm phát, điều chỉnh tỷ giá và duy trì ổn định kinh tế.
Vì vậy, dự trữ bắt buộc được coi là một phần quan trọng của hệ thống tài chính và có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự ổn định kinh tế của một quốc gia.
Xem thêm: Quỹ mở là gì? Những kiến thức cần biết về Quỹ mở
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?
Tỷ lệ bắt buộc dự trữ là tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền gửi của khách hàng mà các tổ chức tài chính, Ngân hàng Thương mại cần phải giữ lại như một khoản dự trữ bắt buộc và không được sử dụng cho việc cho vay hoặc đầu tư, tỷ lệ này được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước.
Tỷ lệ bắt buộc dự trữ được quy định bởi Ngân hàng Nhà nước và có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tổ chức tài chính và nền kinh tế của quốc gia đó. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi cho phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Công thức tính lượng tiền dự trữ bắt buộc
Công thức tính lượng tiền dự trữ đặc biệt
Dành cho các bạn độc giả quan tâm tới kiến thức ngân hàng chuyên sâu, muốn hiểu rõ thêm về dự trữ bắt buộc, muốn biết công thức tính lượng tiền dự trữ bắt buộc được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước được tính như thế nào, mời các bạn tiếp tục theo dõi nhé!
Công thức tính dự trữ bắt buộc như sau:
DTBB = (Tỷ lệ DTBBi x HĐi)
Trong đó:
DTBB: Số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng;
Tỷ lệ DTBBi:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
HĐi: Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Tới đây, có thêm phần số dư bình quân, và để giới thiệu chi tiết cách tính dự trữ bắt buộc thì Lingo sẽ giới thiệu thêm về cách tính số dư bình quân.
Công thức tính số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc đối với từng loại tiền gửi như sau:
Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i (HĐi) |
=
|
Tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i cuối mỗi ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc
|
Số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc
|
Trong đó:
- Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
- Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước liền kề kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tế
t.
Ảnh hưởng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến thị trường
Ảnh hưởng của dự trữ bắt buộc đến thị trường
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, do đó có tác động lớn đến thị trường tài chính. Dưới đây là một số ảnh hưởng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến thị trường khi biến động tăng và giảm:
- Ảnh hưởng đến lãi suất: Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, các ngân hàng sẽ phải giữ lại một phần tiền gửi của khách hàng, điều này dẫn đến tăng lãi suất vay. Ngược lại, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, ngân hàng sẽ có nhiều tiền để cho vay và lãi suất vay có thể giảm.
- Ảnh hưởng đến cung tiền: Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, sẽ có ít tiền hơn được cung cấp cho vay và do đó giảm cung tiền, còn khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, sẽ có nhiều tiền hơn được cung cấp cho vay và do đó tăng cung tiền.
- Ảnh hưởng đến tình trạng thanh khoản: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên, ngân hàng sẽ phải giữ lại nhiều tiền hơn và do đó có ít tiền hơn để sử dụng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản và ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Tóm lại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có tác động lớn đến thị trường tài chính và nền kinh tế. Do đó, các chính sách liên quan đến tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được quản lý và điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Lingo và mong nhận được những lời góp ý chân thành từ các bạn để chúng tôi có thể cung cấp những kiến thức tài chính và ngân hàng hữu ích nhất cho bạn đọc.
Xem thêm: Vốn là gì? Các loại vốn phổ biến trên thị trường hiện nay