Vốn là gì? Các loại vốn phổ biến trên thị trường hiện nay
Khi bước vào kinh doanh thì đối với một cá nhân hay một doanh nghiệp vốn đều đóng một vai trò quan trọng ngay từ bước đầu tiên. Vậy vốn là gì? Bạn đã thực sự hiểu về vốn và vai trò của vốn chưa? Đầu tiên, chúng ta cùng giải đáp "vốn là gì?" trước khi tìm hiểu sâu hơn về "vốn" nhé!
1. Vốn là gì?
Trong cuốn "Từ điển Tiếng Việt" được xuất bản đầu tiên của nước ta năm 1987 (Viện Ngôn Ngữ Học) giải nghĩa: "Vốn là tổng thể nói chung những gì sẵn có hay tích lũy được, dùng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, nói về mặt là cần thiết để hoạt động có vốn hiệu quả".
Trong kinh doanh thì vốn là tiền của (tức tài sản) bỏ ra lúc đầu, dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận.
Vậy "vốn" theo khái niệm chung tức là tiền và tài sản hay quyền tài sản có giá trị có thể quy thành tiền và có khả năng sử dụng được nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh.
"Vốn" theo khái niệm chi tiết thì sẽ có: Vốn cố định và vốn lưu động:
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận sản xuât kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để mua sắm và hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục. Tài sản lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm.
Vốn có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, hoặc từ việc vay tiền từ ngân hàng. Vốn là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của một doanh nghiệp vì nó cung cấp nguồn lực cho hoạt động kinh doanh và phát triển dự án.
2. Những đặc điểm cơ bản của vốn
Những đặc điểm cơ bản của vốn
Từ trên khái niệm về vốn cố định và vốn lưu động có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm cơ bản của vốn:
- Vốn biểu thị cho toàn bộ giá trị tài sản từ tài sản hữu hình tới tài sản vô hình có thể kể đến như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, thương hiệu, bằng sáng chế, thông tin... được tích lũy được trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên không được coi là vốn đối với các khoản nợ không có khả năng thanh toán.
- Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Hiểu rõ ra thì vốn luôn vận động, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, từ nguyên vật liệu cho tới khi thành thành phẩm hoặc hàng hóa và được bán trên thị trường quy đổi lại thành tiền. Bởi vậy, để vốn thành tiền thì cần quá trình sản xuất kinh doanh nhằm sinh ra lợi nhuận.
- Vốn cần phải được quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo rằng nó được sử dụng đúng cách và hợp lý. Để đảm bảo tính quản lý thì vốn luôn cần gắn liền với quyền sở hữu.
- Trên thị trường kinh tế hiện nay, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự tác bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Trong những năm vừa qua, các bạn có thể thấy báo chí truyền thông liên tục viết về việc các doanh nghiệp việc huy động vốn bằng nhiều con đường như phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng… Các cách huy động vốn này đang được các quan tâm và vận dụng linh hoạt ngày càng nhiều, bởi vậy vốn trở thành một loại hàng hóa đặc biệt.
- Do những cách huy động vốn ngày càng linh hoạt mà nguồn gốc của vốn có thể đến từ nhiều nguồn, bao gồm các nhà đầu tư, tổ chức tài chính, vay tiền từ ngân hàng hoặc nguồn vốn từ các nhà đầu tư cá nhân.
- Số lượng vốn mà một doanh nghiệp hoặc dự án có thể khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, quy mô và tầm nhìn của họ. Nhưng vốn phải được tập trung đến một ngưỡng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng, việc cần vốn lớn hay nhỏ mới đủ đạt ngưỡng phải do quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Thời gian sử dụng vốn: Vốn có thể được đầu tư trong suốt quá trình phát triển của một doanh nghiệp hoặc dự án.
- Mục đích sử dụng vốn: vốn có thể được sử dụng để mục đích tài chính như mua thiết bị, trang bị văn phòng hoặc tạo nguồn lực cho hoạt động kinh doanh.
Xem thêm: Điểm hòa vốn là gì? Cách xác định điểm hòa vốn chính xác nhất
3. Phân loại vốn trên thị trường
Vốn có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tại đây,
Lingo.vn sẽ giới thiệu tới các bạn trước tiên là cách phân loại thường được sử dụng nhất hiện nay đó là phân loại theo nguồn hình thành vốn.
Phân loại về vốn trên thị trường
3.1 Phân loại theo nguồn hình thành vốn
Theo nguồn hình thành vốn sẽ có hai phân loại chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay (tức nợ phải trả)
- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh doanh đưa vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh daonh của doanh nghiệp.
- Vốn vay (Nợ phải trả): Là số tiền mà doanh nghiệp vay từ ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc hình thành do doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nợ khách hàng, cán bộ nhân viên.. Đây là nguồn vốn bổ sung và cần phải được thanh toán tại một thời điểm với lãi suất theo thỏa thuận.
3.2 Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Theo phạm vi huy động vốn, vốn được phân loại thành: huy động vốn từ bên trong và từ bên ngoài.
- Huy động vốn từ bên trong từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách huy động số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp từ quỹ khấu hao và từ lợi nhuận để tái đầu tư.
+ Từ quỹ khấu hao: Quỹ khấu hao là việc dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ còn được gọi là khấu hao tài sản cố định và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ hình thành quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao tài sản cố định là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định trong các doanh nghiệp.
+ Từ lợi nhuận để tái đầu tư: Là trích ra một phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi có hiệu quả để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Huy động vốn từ bên ngoài:
+ Vốn cổ phần: bằng các hoạt động liên doanh liên kết, nguồn vốn được đóng theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để nhằm thực hiện một phi vụ kinh doanh ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận.
+ Vốn vay: phát hành trái phiếu để huy động nguồn vốn bên ngoài hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc góp vốn liên kết có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo từng loại hình của doanh nghiệp.
3.3 Phân loại theo thời gian huy động vốn
Theo thời gian huy động vốn, vốn được phân loại thành: nguồn vốn thường xuyên và tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn quan trọng, có tính chất ổn định cho doanh nghiệp khi sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra một cách liên tục.
- Nguồn vốn tạm thời: sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các nguồn vốn tạm thời thường có tính chất ngắn hạn.
3.4 Phân loại theo nội dung kinh tế
- Vốn cố định: là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ) có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) có thể đến: tiền ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp, thanh toán cho nhà cung cấp, lương nhân viên... Đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.
3.5 Phân loại theo quá trình tuần hoàn vốn
Vốn của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: vốn dữ trự, vốn sản xuất và vốn lưu thông.
- Vốn dự trữ: là các loại tài sản chưa được đưa vào quá trình sản xuất hoặc lưu thông như giá trị còn lại của tài sản cố định, nguyên vật liệu tồn kho, tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng... có thể hiểu vốn dự trữ là hiện thân bằng tiền toàn bộ giá trị của các loại tài sản dự trữ trong doanh nghiệp.
- Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị sản xuất như sản phẩm dở dang đang nằm trên dây chuyền sản xuất, các loại chi phí tiền lương chi phí quản lý…
- Vốn lưu thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu thông của doanh nghiệp. Tài sản lưu thông của doanh nghiệp là loại tài sản đang tồn tại trên lĩnh vực lưu thông như hàng hoá gửi bán, chi phí bán hàng, các khoản phải thu. Sau quá trình lưu thông giá trị sản phẩm được thực hiện vốn của doanh nghiệp được thu về với hình thái tiền tệ như ban đầu nhưng với số lượng thường là lớn hơn và vòng chu chuyển của vốn đã hoàn thành.
Ngoài ra, còn có các phân loại vốn khác như vốn đầu tư, vốn ngoài, vốn từ các nguồn khác như quỹ đầu tư, vốn của chính phủ, ... Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét mỗi trường hợp cụ thể để biết phân loại vốn phù hợp nhất.
4. Vai trò của vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Vai trò của vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố quan trọng và là một trong các tiền đề đầu tiên để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Một số vai trò của vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp bao gồm:
- Vai trò trong hoạt động kinh doanh: Vốn cung cấp nguồn tiền để hỗ trợ chi phí cho hoạt động kinh doanh và phát triển dự án.
- Vai trò trong sản xuất: Tăng cường năng lực sản xuất, vốn có thể được sử dụng để mua thêm thiết bị và cơ sở hạ tầng để tăng cường năng lực sản xuất.
- Vai trò mở rộng hoạt động, tăng tài sản: Vốn có thể được sử dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh, bao gồm mua thêm tài sản hoặc mở rộng về mạng lưới kinh doanh.
- Vai trò trong đầu tư: Tạo cơ hội đầu tư, vốn cung cấp nguồn tiền để tạo cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp, giúp phát triển và tăng giá trị của doanh nghiệp.
- Tăng cường tín dụng: Vốn có thể giúp doanh nghiệp tạo được uy tín tín dụng và uy tín trong thị trường, giúp doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hợp tác, liên doanh liên kết, đầu tư với các công ty khác.
5. Các câu hỏi thường gặp về vốn
Các câu hỏi thường gặp về vốn
Có nhiều thắc mắc về vốn mà người dùng có thể quan tâm, các câu hỏi thường gặp về vốn mà ta hay gặp nhất là:
5.1 Làm thế nào để nhận được vốn cho doanh nghiệp của mình?
Với các doanh nghiệp trẻ, nhất là các bạn trẻ khởi nghiệp, gần như là chưa có nguồn vốn rất quan tâm tới câu hỏi này. Việc cần làm là hãy lên phương án sản xuất kinh doanh về sản phẩm của mình tốt nhất có thể. Nếu đây là một dự án tiềm năng bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được đầu tư từ các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm.
5.2 Tỷ lệ vốn nhà đầu tư có thể yêu cầu nhận từ doanh nghiệp nhất định?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp vào nhà đầu tư.
5.3 Làm sao để chọn nhà đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của mình?
Hãy xem định hướng phát triển của doanh nghiệp và nhà đầu tư có cùng chung mong muốn hay không? Và những hỗ trợ mà nhà đầu tư có thể mang lại cho doanh nghiệp khi nhận đầu tư.
5.4 Làm thế nào để quản lý vốn hiệu quả?
Việc này ngoài việc nâng cao kiến thức về quản lý và tài chính, doanh nghiệp nên tìm chuyên gia có chuyên môn tư vấn nếu nhận thấy năng lực quản lý của mình chưa đạt hiệu quả.
5.5 Làm sao để tính toán tổng vốn cần thiết cho một dự án hoặc doanh nghiệp mới?
Chỉ khi bạn nên kế hoạch dự án một cách chi tiết, tỉ mà và các phương án dự phòng tốt nhất bạn mới có thể đưa ra được mức vốn cần thiết sát sao nhất cho một dự án mới.
Tại bài viết này, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc vốn là gì? và các thắc mắc thường gặp về vốn cũng như những đặc trưng về vốn tới các bạn đọc. Rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp của các bạn đến Lingo.vn nhé!
Xem thêm: Quỹ mở là gì? Các kiến thức cần biết về quỹ mở